Có bao giờ bạn tự hỏi trong bình chữa cháy có gì mà lại giúp dập lửa được chưa? Mỗi loại bình chữa cháy khác nhau sẽ có những thành phần khác nhau, phù hợp với từng đám cháy cụ thể. Trong bài viết này, Safety Care sẽ giới thiệu những loại khí trong bình chữa cháy. Cấu tạo, công dụng, tính năng của từng loại.
Cấu tạo của bình chữa cháy bao gồm
- Vỏ bình được làm bằng thép đúc chịu áp lực cao, có hình trụ đứng và thường được sơn màu đỏ để có thể nhìn thấy dễ dàng
- Bên trong bình là chất chữa cháy và ống dẫn. Chất chữa cháy có thể là khí CO2 hoặc bột. Khí CO2 được nén dưới áp suất cao trong bình nên trở thành chất lỏng. Bột chữa cháy là bột NaHCO3 với nồng độ khoảng 80%, không gây độc hại với con người, động vật và môi trường
- Ống dẫn được làm bằng nhựa dùng để dẫn chất chữa cháy ra ngoài
- Cụm van được làm bằng hợp kim đồng gắn liền với nắp đậy ở miệng bình
- Phía trên là cò bóp đồng thời là tay xách
- Tại cò bóp có một chốt hãm để giữ an toàn
- Vòi phun được làm từ nhựa, cao su hoặc kim loại được nối với khớp nối cụm van
Trong Bình Chữa Cháy Có Gì- Trong bình chữa cháy dạng khí.
Khí trong bình chữa cháy đồng thời là chất chữa cháy, đó là khí CO2. CO2 được nén bên trong bình chữa cháy dưới áp suất cao và được làm lạnh ở nhiệt độ -79 độ C.
Khi chữa cháy thì khí CO2 được nén bên trong bình sẽ thoát ra ngoài qua loa phun và phun vào đám cháy, nó có tác dụng làm loãng nồng độ Oxy và hỗn hợp chất cháy, đồng thời cũng hoạt động theo phương pháp làm lạnh(do CO2 lạnh ở nhiệt độ -79 độ C khi phun ra ngoài sẽ thu nhiệt).
Trong Bình Chữa Cháy Có Gì- Trong bình chữa cháy dạng bột
Khí trong bình chữa cháy được gọi là khí đẩy. Các bình chữa cháy hiện nay, hầu hết đều là loại có khí đẩy được nạp chung với bột chữa cháy vào bên trong bình chữa cháy(MFZ).
Khí đẩy thường là N2, CO2,…đều là khí trơ, không cháy, không dẫn điện ở điện áp dưới 50kV. Khi bóp cò thì hỗn hợp khí đẩy và bột chữa cháy sẽ từ trong bình thoát ra ngoài qua vòi phun vào đám cháy.
Phạm vi ứng dụng của bình chữa cháy
Đối với bình CO2: có tác dụng dập tắt các đám cháy nhỏ, mới phát sinh từ các chất rắn, lỏng và có hiệu quả cao đối với các đám cháy gây ra từ các thiết bị điện, điện tử, trong các khu vực kín, đường hầm. Không hiệu quả với các đám cháy bên ngoải hay nhưng nơi thoáng gió vì CO2 phát tán nhanh trong không khí
Đối với bình bột: sử dụng cho các đám cháy bắt nguồn từ xăng, dầu… hay các đám cháy không thể dập bằng nước. Có thể sử dụng ngoài trời những phải xịt theo hướng gió
- Bình xách tay: Có thể sử dụng trong khoảng từ 1,5 – 4m
- Bình chữa cháy có xe đẩy: Tầm phun xa lên đến 5- 8m
Bình cứu hỏa có chứa chất độc hại không?
Các chất trên trong bình cứu hỏa sẽ không có lợi nếu con người hít trực tiếp, do đó khi sử dụng bình cứu hỏa cần lưu ý những điểm sau:
Khi phun khí chất bột đứng đầu hướng gió (cháy ngoài trời) hoặc đứng gần cửa ra vào (cháy trong không gian kín)
=> Tránh để chất trong bình cứu hỏa tiếp xúc với mặt, niêm mạc mắt mũi
Với đám cháy chất lỏng cần phun bao phủ bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống bề mặt chất lỏng – làm chất lỏng bắn lên hoặc ra ngoài, làm đám cháy lan to hơn..
Không sử dụng bình cứu hỏa đã bị rỉ sét quá nhiều ở vỏ – do áp lực khí trong bình cứu hỏa lớn, vỏ rỉ sét không đảm bảo chất lượng có thể gây nổ bình, gây hại trực tiếp đến thân thể và tính mạng của người sử dụng
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy
- Không được sử dụng bình chữa cháy khí CO2 để dập tắt các đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Lý do vì khi ở nhiệt độ cao, khí CO2 có khả năng phản ứng được với các chất này và sinh ra khí CO.
- Khi sử dụng bình chữa cháy, cần cầm đúng vào phần tay cầm của bình được làm bằng gỗ hoặc nhựa. Tránh để khí CO2 trong bình tiếp xúc với da vì có thể gây bỏng lạnh.
- Khi đám cháy xảy ra ở nơi có các thiết bị cao áp, cần dùng các biện pháp bảo hộ lao động như ủng hoặc găng tay cách điện,…
- Không nên sử dụng bình chữa cháy ở nơi có nhiều gió vì có thể gây tốn nhiều bình và làm giảm tác dụng của bình.
- Không được để bình chữa cháy phun vào người vì nó có thể gây bỏng lạnh.
Cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột MFZ
- Từ từ giật chốt hãm kẹp chì trên miệng bình
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào vật đang cháy
- Giữ khoảng cách từ 1.5 – 4m với ngọn lửa (tùy loại bình)
- Nếu thấy khí đẩy yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để đám cháy dập tắt hoàn toàn
Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến bình chữa cháy cũng như trong bình chữa cháy có gì. Theo dõi Safety Care để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!