Các vết thương nếu không được sơ cứu, vệ sinh đúng cách thì nguy cơ xảy ra viêm nhiễm rất cao. Để tránh những di chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, các vết thương nhiễm trùng cần được chăm sóc và điều trị y tế đúng cách, kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết giúp bạn xử lý vết thương bị nhiễm trùng tốt hơn.
Tại sao vết thương bị nhiễm trùng?
Các nguyên nhân gây ra nhiễm trùng vết thương có thể do vệ sinh không kỹ nên vết thương vẫn còn bẩn hoặc còn dị vật bên trong; máu không đến được chỗ vết thương để cung cấp đủ chất dinh dưỡng;… Ngoài ra cũng có thể do một số yếu tố khác mà vết thương không thể lành và bị viêm nhiễm như tuổi tác, bệnh tiểu đường, béo phì, thời gian mổ kéo dài hoặc do lây nhiễm từ những vùng khác bị nhiễm trùng.
Các trường hợp nhiễm trùng có thể kể đến như: nhiễm khuẩn do tụ cầu; nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn gây uốn ván. Nhiễm khuẩn tụ cầu là trường hợp nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn tụ cầu (thường tồn tại trên da hoặc trong mũi của người). Thường thì tụ cầu chỉ gây ra các nhiễm trùng nhẹ nhưng nếu vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào máu, xương,… thì có thể nhiễm khuẩn huyết và gây uốn ván, ảnh hưởng đến tính mạng.
Biểu hiện của nhiễm trùng vết thương ngoài da
Để xử lý vết thương bị nhiễm trùng một cách nhanh chóng thì trước tiên ta cần phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm. Khi một vết thương có những biểu hiện sau đây thì có nghĩa là nó đang bị nhiễm trùng:
– Cơ thể bắt đầu sốt
– Vết thương trở nên sưng tấy, đỏ lên và gây đau đớn. Cảm giác đau tăng dần theo thời gian.
– Vết thương chảy mủ hoặc máu và có mùi khó chịu
Cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng
Khi vết thương bị nhiễm trùng, bạn hãy xử lý theo các hướng dẫn sau đây:
– Rửa sạch vết thương với chất sát trùng hoặc nước muối sinh lý.
– Cần loại bỏ các mô hoại tử, vi khuẩn và dịch mủ khỏi vết thương để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Nếu khu vực bị hoại tử đã quá lớn thì phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ, tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ.
– Uống thuốc kháng sinh hoặc bôi kháng sinh dạng gel trực tiếp lên vết thương để giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự viêm nhiễm.
– Đối với vết thương nhẹ thì bạn có thể dùng băng gạc hoặc keo cá nhân để băng vết thương, tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Còn nếu là vết mổ thì cần vệ sinh và thay băng sạch hằng ngày. Có thể sử dụng Nacurgo xịt lên vết mổ trước khi quấn băng để bảo vệ và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
Dù vết thương nhỏ hay lớn thì cũng đều phải được chăm sóc kỹ càng để tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Với các cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc người bị thương đúng cách và giúp họ nhanh chóng hồi phục.