training@safecare.com.vn

[ TÌM HIỂU ] Tiêu Lệnh Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy

Tiêu Lệnh Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy

Nắm được những thông tin trong tiêu lệnh bảng phòng cháy chữa cháy sẽ giúp bạn hạn chế đến mức thấp nhất các vụ hỏa hoạn có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Safety Care sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tiêu lệnh bảng phòng cháy chữa cháy là gì?

Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy
Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy

Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy là những quy định về an toàn trong phòng cháy chữa cháy và những chỉ dẫn, những hướng dẫn bước đầu để khắc phục ngọn lửa tránh cho nó lan ra rộng đồng thời giữ an toàn tính mạng cho mọi người mỗi khi có hỏa hoạn xảy ra.

Bộ tiêu lệnh chữa cháy gồm hai tấm và được dán ở những nơi thuận tiện, nhiều người qua lại giúp mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy và hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy.

Tiêu lệnh chữa cháy là một trong những thiết bị trong phòng cháy chữa cháy có mục đích để cảnh báo, cảnh giác, giúp đề phòng ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra ở những khu dân cư, tòa nhà, cơ sở kinh doanh, sản xuất.

Một tiêu lệnh chữa cháy gồm có 4 bước:

  1. Khi xảy ra cháy nổ phải báo động gấp.
  2. Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
  3. Dùng bình chữa cháy cát và nước để dập lửa.
  4. Điện thoại số 114 đến đội PCCC chuyên nghiệp.

Kích thước bảng tiêu lệnh chữa cháy

Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy
Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy

Thông thường bảng tiêu lệnh chữa cháy được thiết kế với hình ảnh trực quan, chữ màu vàng hoặc tráng trên nền đỏ. Và tùy theo những mẫu thiết kế mà bảng tiêu lệnh chữa cháy sẽ có những kích thước khác nhau. Tuy nhiên kích thước tiêu chuẩn bảng tiêu lệnh chữa cháy thông dụng nhất như sau:

  • Kích thước tiêu chuẩn của bảng tiêu lệnh chữa cháy là 44cm x 32cm
  • Bảng cấm lửa: 40cm x 18cm
  • Cấm hút thuốc:40cm x 18cm

Quy định về phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở

Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy
Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy
  • Có bản nội quy, quy định về Phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy định về chế độ trách nhiệm của các bộ phận cá nhân trong công tác PCCC. – Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ.
  • Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán bộ công nhân viên có ký cam kết của từng người.
  • Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện để mọi người biết và thực hiện.
  • Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hằng quý đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
  • Có sơ đồ phòng cháy chữa cháy và treo ở vị trí dễ nhìn. Có ghi chi tiết vị trí thiết bị chữa cháy, họng cứuhoả, bể nươc… và lối thoát hiểm trên sơ đồ.
  • Có tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC treo tại vị trí dễ nhìn.
  • Bố trí vị trí thiết bị chữa cháy ở vị trí dễ thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ (theo đúng các quy định hiện hành).
  • Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.
  • Dụng cụ chữa cháy thô sơ: xẻng, quốc, xô, thang tre… phải luôn được kiểm tra thường xuyên, sử dụng tốt.
  • Bể chứa cát phải đủ cát, bể chứa nước làm mát dầu sự cố đối với TBA (trung gian, 110kV) đảm bảo lượng nước có trong bể.
  • Kiểm tra khuôn viên công trình, kho, nhà xưởng: đốt rác, xắp xếp vật tư không gọn gàng… có thể gây nguy cơ cháy nổ.

Kích thước bảng nội quy PCCC

Theo quy định mới nhất 1 bảng nội quy pccc đúng chuẩn cần có kích thước 32cm x 44cm.

nội dung nội quy phòng cháy chữa cháy trường học và công ty

Nội quy phòng cháy chữa cháy trường học và công ty có quy định không giống nhau do đặc thù môi trường, đối tượng thực hiện.

Nội quy phòng cháy chữa cháy tại công ty

Nội quy chữa cháy, phòng cháy quy định tại các doanh nghiệp như sau:

  • Điều 1: Toàn thể Cán bộ – Công nhân viên của công ty khách hàng, người có mặt tại công ty có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện pccc
  • Điều 2: Cấm không sử dụng chất dễ cháy như: Lửa, củi đun nấu, hút thuốc, để các chất dễ cháy nổ gần cầu chì, dây dẫn điện và bảng điện
  • Điều 3: Hàng hóa, vật tư khu vực sản xuất và kho được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Phân loại, sắp xếp riêng từng loại và khoảng cách xa mái nhà, xa tường để ngăn cháy và kiểm tra hàng hóa, di chuyển, chữa cháy. Tuân thủ theo hướng dẫn và thận trọng sử dụng xăng dầu, hóa chất công nghiệp
  • Điều 4: Không được nổ máy trong kho sản xuất khi xuất, nhập hàng hóa và phải hướng đầu xe ra ngoài khi đậu xe
  • Điều 5: Không để đồ đạc và các chướng ngại vật ở trên lối đi lại
  • Điều 6: Phương tiện và dụng cụ chữa cháy để ở khu vực dễ thấy, dễ lấy, không để ở trong góc khuất, ít người qua lại. Không được sử dụng phương tiện chữa cháy cho mục đích khác
  • Điều 7: Người thực hiện tốt công tác pccc được khen thưởng. Những ai vi phạm tùy theo mức độ xử lý theo quy định của công t và pháp luật.

Nội quy phòng cháy chữa cháy trường học

Nội quy pccc trường học do người đứng đầu trường học ra văn bản thông báo. Nội quy gồm có:

  • Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ, Giáo viên, Công nhân viên và học sinh. Mọi người đều phải tham gia tích cực công tác PCCC
  • Điều 2: Nghiêm cấm khách, Cán bộ, CNV, Giáo viên và học sinh  tự ý câu mắc, thay đổi sửa chữa thiết bị an toàn, thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn điện. Không để chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện, đường dây dẫn điện.
  • Điều 3: Nghiêm cấm khách, Cán bộ, CNV, Giáo viên và học sinh sử dụng bếp điện, bàn ủi, hút thuốc ở nơi biển báo cấm lửa trong và ngoài giờ làm việc.
  • Điều 4: Phương tiện chữa cháy phải để đúng vị trí đã quy định, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy đưa vào sử dụng khi cần thiết. Không sử dụng phương tiện PCCC vào việc khác.
  • Điều 5: Cán bộ, Giáo viên, CNV và học sinh phải có trách nhiệm bảo quản phương tiện PCCC, phải tham gia học PCCC và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia PCCC
  • Điều 6: Nghiêm cấm khách, cán bộ, CNV, giáo viên và học sinh mang chất dễ cháy và chất nổ vào trường
  • Điều 7: Bất cứ người nào khi phát hiện ra chất cháy phải báo động cho Nhà trường, Chính quyền địa phương hay Phòng Cảnh sát PCCC
  • Điều 9: Nhà trường tăng cường kiểm tra, nhắc nhở học sinh chấp hành nội quy PCCC trong và ngoài giờ làm việc

Nội quy an toàn về phòng cháy chữa cháy

Trong nội dung của bảng hướng dẫn phòng cháy chữa cháy, nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn phòng cháy chữa cháy tại cơ quan được quy định cụ thể theo luật như sau:

  • Về nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản:

Quy định về việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị và dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; quy định việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy; những việc cần phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.

  • Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy:

Thể hiện các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện tham gia chữa cháy. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của từng cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số những nội dung nêu trên.

Nội dung về biển cấm, biển báo về phòng cháy chữa cháy

Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy
Bảng Phòng Cháy Chữa Cháy

Dưới đây là những nội dung về biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy bao gồm:

  • Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại và biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng, dầu hay những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao cần phải có biển cấm mang. Việc sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa phải có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm.
  • Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy gồm các biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy, nơi lấy nước chữa cháy, các phương tiện chữa cháy cơ giới và phương tiện chữa cháy khác.

Các nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết , nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định.

Đặt bảng tiêu lệnh chữa cháy ở đâu?

Dưới đây là những địa điểm cần phải đặt bảng tiêu lệnh chữa cháy mà bạn nên biết:

  • Khu vực đông dân cư
  • Khu vực dễ cháy nổ
  • Các công ty, xí nghiệp vừa và nhỏ
  • Những khu vực xung đường quanh rừng

Mỗi công ty, tổ chức nên sở hữu cho mình một đến nhiều bộ tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy tùy thuộc vào mức độ quy mô làm việc của công ty. Điều này giúp người lao động hiểu rõ và làm theo các nội quy, giảm thiểu rủi ro cháy nổ, cũng như bảo vệ tính mạng và tài sản.

Tiêu lệnh chữa cháy cần được treo ở độ cao vừa phải, không thấp quá hoặc cao quá sẽ không thuận tiện để mọi người quan sát. Bảng tiêu lệnh chữa cháy này tương đối gọn nhẹ nên có thể di chuyển, treo hay móc một cách dễ dàng.

Chúng ta có thể sử dụng băng dính để dính hoặc dùng đinh nhỏ để đóng bảng lên tường. Ngoài ra, để tốt nhất thì tiêu lệnh phải treo cạnh các thiết bị phòng cháy chữa cháy như: bình cứu hỏa, bảng nội quy, chuông báo cháy…

Việc lắp đặt những tấm tiêu lệnh ở những nơi đông người giúp mọi người dễ dàng nhìn thấy, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Vì vậy, cần phải nâng cao ý thức người dân bằng cách tuyên truyền, tăng mức phạt, hướng dẫn người dân thực hiện tốt những quy định để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, Safety Care hi vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin về tiêu lệnh bảng phòng cháy chữa cháy , cũng như hiểu được tầm quan trọng của bảng tiêu lệnh này.