training@safecare.com.vn
  • Home
  • Tin tức
  • Thực hiện an toàn bức xạ trong y tế có quan trọng?

Thực hiện an toàn bức xạ trong y tế có quan trọng?

an toàn bức xạ trong y tế

Phóng xạ có đóng góp rất lớn trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh trong y tế. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người. Vì vậy, việc hiểu biết về các loại phóng xạ, những tác hại của chúng và thực hiện các biện pháp an toàn bức xạ trong y tế là vô cùng quan trọng.

An toàn bức xạ trong y tế là vô cùng quan trọng

Hiểu biết các loại phóng xạ

Loài người từ khi ra đời đã bị bức xạ của môi trường chiếu vào. Bức xạ tự nhiên sinh ra từ 3 nguồn chính: bức xạ vũ trụ, bức xạ mặt đất và bức xạ từ trong cơ thể.

  • Bức xạ vũ trụ

Bức xạ vũ trụ xuất phát từ mặt trời và khoảng không gian giữa các vì sao đi tới trái đất. Nó gồm nhiều loại bức xạ xuyên, trong quá trình đi qua khí quyển đã tương tác với nhiều nguyên tố tạo ra nhiều phản ứng khác nhau.

  • Bức xạ mặt đất

Trong đất đá có một lượng nhỏ các nguyên tố phóng xạ: uranium, thorium. Các nguyên tố này phân rã và tạo nên một loạt các nguyên tố phóng xạ con, cháu.

  • Bức xạ trong cơ thể người

Do ăn uống và hít thở các chất phóng xạ tự nhiên thâm nhập vào cơ thể và tồn lưu ở đó. Số lượng chất phóng xạ trong cơ thể nhiều hay ít tuỳ thuộc vào vùng lãnh thổ, vào chế độ ăn và các thói quen của con người.

Cuối thế kỷ 19, với sự phát minh ra tia X và chất phóng xạ, từ giữa thế kỷ 20 khi đã khai thác được quá trình phân hạch, người ta đã chế được nhiều chất phóng xạ nhân tạo.

an toàn bức xạ trong y tế
an toàn bức xạ trong y tế

Những tác hại của phóng xạ

Phóng xạ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế là rất cần thiết.

Phóng xạ làm tổn thương tế bào, gây đột biến gen trong vật liệu di truyền của tế bào. Quá trình tổng hợp ADN có thể bị tác động bởi các yếu tố nội, ngoại sinh như: tia bức xạ, hoá chất, các yếu tố vật lý…Kết quả là phân tử ADN không chỉ tự nhân đôi mà có thể nhân lên n lần làm cho lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên đột ngột, ADN mới được tạo nên trở thành những gen biến dị, khác với tế bào mẹ, lạ với cơ thể, xuất hiện những tế bào ác tính.

Tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ sẽ gây ra nhiều tác hại

Phóng xạ làm tần suất đột biến gen tăng lên tới 150 lần, gây nên hai hiện tượng: gen biến dị và rối loạn cấu trúc của NST. Tia bức xạ xảy ra yếu hơn chỉ gây ion hoá trên những phân tử axit nucleic cũng tạo nên những gen biến dị, sản sinh ra những tế bào bất thường.

Thực hiện an toàn phóng xạ trong y tế

an toàn bức xạ trong y tế
an toàn bức xạ trong y tế
  • Khám bệnh và điều trị bằng phóng xạ chỉ nên tiến hành khi thấy mang lại lợi ích hơn những phương pháp khác, được tiến hành tại những khoa hoặc những phòng chuyên về phóng xạ.
  • Liều phóng xạ dùng cho người bệnh phải là tối thiểu mà vẫn đạt được mục đích chẩn đoán bằng cách áp dụng những kỹ thuật mới và phải được đo lường chính xác.
  • Phải kiểm tra thường xuyên, bảo đảm liều chiếu vào cơ quan sinh dục là tối thiểu, nhất là khi dùng tia X (phải có che chắn).
  • Tránh dùng chất phóng xạ để chẩn đoán và điều trị cho phụ nữ đang mang thai hoặc nghi có thai trừ khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú, cần tạm ngừng việc cho con bú cho đến khi đảm bảo chiếu xạ không gây ảnh hưởng đến trẻ đang bú
  • Chỉ dùng phóng xạ để chẩn đoán bệnh cho trẻ nhỏ khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc và hoạt độ phóng xạ được tính toán cẩn thận
  • Mọi quy trình xạ trị cho phụ nữ đang mang thai phải được lập kế hoạch trước để chỉ gây liều cực tiểu cho phôi thai.

Để ứng dụng đồng vị phóng xạ có hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị, vấn đề cần được quan tâm đúng mức đó là an toàn bức xạ trong y tế. An toàn cho bệnh nhân, cho nhân viên y tế và cho cộng đồng.