training@safecare.com.vn
  • Home
  • Tin tức
  • Cách xử lý đối với vết thương hở, rửa vết thương và sát trùng đúng cách

Cách xử lý đối với vết thương hở, rửa vết thương và sát trùng đúng cách

rửa vết thương hở

Rửa vết thương là bước vô cùng quan trọng khi bị các vết thương hở, việc thực hiện đúng cách sẽ giúp chống nhiễm trùng, vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Dưới đây là quy trình xử lý và rửa vết thương đúng cách khi có xay sát, trầy trụa,.. xảy ra.

Rửa vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn

Rửa vết thương
Rửa vết thương

Cầm máu cho vết thương

Cách dễ nhất để cầm máu là đè chặt vết thương, không cho máu tiếp tục chảy ra. Dùng bông, băng gạt hoặc ngón tay đè mạnh lên vết thương trong 1 – 2 phút.

Nếu cách trên không có hiệu quả thì hãy tìm cách đưa vết thương lên cao hơn vị trí trái tim. Đồng thời tìm và ấn mạnh động mạch dẫn máu từ tim đến vết thương, giữ trong 1 – 2 phút, cho đến khi máu ngừng chảy thì thôi.

Trong trường hợp vết thương nằm ngay trên động mạch chủ, thì phải dùng 1 sợ dây hoặc băng vải, cột chặt phía trên vết thương, dùng một chiếc đũa xỏ qua và vặn vòng để siết lại, giữ trong 1 – 2 phút, máu ngừng chảy phải mở ra ngay để tránh ảnh hưởng đến chi do thiếu máu.

Quy trình rửa vết thương và sát trung đúng cách

Trước khi rửa:

  • Ngừa thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng
  • Chuẩn bị dụng cụ rửa như nước sôi để nguội, xà phòng, oxy già hoặc nước muối sinh lý. Nếu có dùng dụng cụ gấp vật trong vết thương ra thì phải nấu trong nước sôi tối thiểu 5 phút.

Thực hiện rửa vết thương:

Việc rửa vết thương sẽ giúp đẩy các chất bẩn lẫn trong vết thương ra ngoài, chống nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

  • Tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết thương mà ta dùng các dung dịch rửa khác nhau. Nếu vết thương nhẹ, chỉ tổn thương bề mặt da, chỉ cần rửa bằng nước chín để nguội hoặc nước muối sinh lý. Nếu có nhiều bùn đất, cát lẫn trong vết thương thì dùng oxy già. Nếu vết thương quá bẩn thì phải rửa bằng nước xà phòng.
  • Rửa xong, bôi dung dịch sát khuẩn cho vết thương (thường là Povidine 5%).
  • Kế đến, lau khô vết thương bằng bông hoặc băng gạt sạch.
  • Cuối cùng, dùng băng gạt vô trùng đắp lên vết thương và băng lại, không nên băng kín tránh nhiễm trùng.

Lưu ý quan trọng cần nhớ khi xử lý và rửa vết thương

  • Không nên dùng cồn để rửa vết thương, vì có thể gây sót, đau cho người bị thương. Ngày nay, cồn chỉ dùng để rửa dụng cụ y tế.
  • Đối với vết thương nặng, cần đến cơ sở y tế để được xử lý, không tự ý bôi hay đắp thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm, gây hoại tử, nhiễm trùng huyết.

Sau khi cầm máu và rửa vết thương đúng như hướng dẫn trên, người bị thương nên tiêm phòng uốn ván nếu bị vật bằng kim loạt sét gây tổn thương. Bên cạnh đó, cần chú ý ăn uống để giúp vết thương mau lành, tránh các biến chứng nguy hiểm.