training@safecare.com.vn

[ TÌM HIỂU ] Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động

Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động

Trong bài viết dưới đây cùng Safety Care tìm hiểu về các loại biển báo trong an toàn lao động như: biển báo chất dễ cháy, biển báo hóa chất độc hại – biển cảnh báo hóa chất độc hại, biển cảnh báo nguy hiểm điện giật, biển công trường đang thi công.

Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động
Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động

Biểu tượng cảnh báo mức độ nguy hiểm của hóa chất là gì?

Ký hiệu tượng hình mức độ nguy hiểm của hóa chất là quy định của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. Chúng được ký hiệu với mục đích là ghi nhãn cảnh báo nguy hiểm trên nơi chứa hàng hóa, nơi làm việc và sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Ký hiệu thường là loại tượng hình, có nhiều màu sắc khác nhau và có thể hàm chứa cả những thông tin bổ sung.

Biển Báo Chất Dễ Cháy

Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động
Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động

Tên biển báo hiệu GHS02: Dễ cháy

Thường sử dụng cho:

  • Khí dễ cháy, loại 1.
  • Bình xịt dễ cháy, loại 1, 2.
  • Chất lỏng dễ cháy thuộc loại 1, 2, 3 và 4.
  • Chất rắn dễ cháy thuộc Nhóm 1 và 2.
  • Các chất và hỗn hợp tự phản ứng, loại B, C, D, E, F.
  • Chất lỏng dễ cháy thuộc vào loại 1.
  • Chất rắn pyrophoric thuộc vào loại 1.
  • Chất rắn dễ cháy thuộc vào loại 3.
  • Chất lỏng dễ cháy thuộc vào loại 3.
  • Chất tự gia nhiệt và hỗn hợp, loại 1, 2.
  • Các chất và hỗn hợp phản ứng với nước tạo ra khí dễ cháy, loại 1, 2, 3.
  • Các peroxit hữu cơ thuộc nhóm B, C, D, E và F.

biển báo hóa chất độc hại – biển cảnh báo hóa chất độc hại

Biểu tượng nguy hiểm

Tên biển báo GHS06: Độc, sử dụng cho các chất độc cấp tính, loại 1, 2, 3.

Tên biển báo GHS07: Nguy hại, hình cảnh báo sử dụng cho

  • Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp) thuộc vào loại 4.
  • Kích ứng lên vùng da thuộc vào loại 2, 3.
  • Kích ứng mắt thuộc loại 2A.
  • Mẫn cảm da thuộc loại 1.
  • Độc tính các cơ quan cụ thể sau một lần phơi nhiễm, rơi vào loại 3.
  • Kích ứng đường hô hấp.
  • Các tác động ma túy.
  • Không sử dụng với biển báo đầu lâu xương chéo hay để kích ứng da hoặc mắt nếu như thấy ký hiệu ăn mòn và nguy hiểm sức khỏe, mẫn cảm hô hấp.
Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động
Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động

Tên biển báo GHS08: Nguy hiểm sức khỏe, hình ảnh cảnh báo nguy hiểm sử dụng cho

  • Mẫn cảm về hô hấp, loại 1.
  • Đột biến nguyên bào, thuộc loại 1A, 1B, 2.
  • Tính gây ung thư, thuộc loại 1A, 1B, 2.
  • Độc tính về sinh sản, thuộc loại 1A, 1B, 2.
  • Độc tính lên cơ quan đích sau một lần phơi nhiễm, loại 1và 2.
  • Độc tính cho cơ quan đích sau phơi nhiễm lặp lại, loại 1 và 2.
  • Nguy hiểm khi hít vào, loại 1, 2.
  • Nếu biển báo không cần ký hiệu, logo cảnh báo/icon nguy hiểm, sử dụng cho:
  • Độc cấp tính (tác động lên vùng miệng, da, hô hấp) loại 5.
  • Kích ứng mắt thuộc vào loại 2B.
  • Độc tính sinh sản (thông qua việc cho bú).

Biểu tượng hình biển báo hóa chất độc hại nguy hiểm môi trường

Biển báo tên GHS09: Nguy hiểm môi trường

Sử dụng nhằm để biểu thị:

  • Nguy hiểm tức thời lên môi trường thủy sinh thuộc loại 1.
  • Nguy hiểm lâu dài lên môi trường thủy sinh, loại 1 và 2.

Biểu tượng nguy hiểm dẫn đến chết người

Biển báo đầu lâu ám chỉ biển báo hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi nhìn thấy biển báo này, mọi người nên tránh xa khỏi khu vực đó. 

biển cảnh báo nguy hiểm điện giật

Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động
Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động

Biển báo an toàn trong lao động là hệ thống biển báo treo trong các công trình, nhà máy, xí nghiệp. Với hình ảnh đẹp và nội dung nhắc nhở người lao động khi tham gia làm việc cần phải trang bị cho mình đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cần thiết để đảm bảo an toàn, hay cần phải chú ý các nơi nguy hiểm.

Với chức năng chính là cảnh báo, thông báo đến người lao động khu vực có điện nguy hiểm, từ đó giúp cho người lao động nâng cao ý thức cảnh giác và tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động, mẫu biển Cảnh báo nguy hiểm điện giật thường được dùng ở những khu vực như:

  • Trong công công trình, nhà máy, xí nghiệp sản xuất có liên quan đến nguồn điện
  • Tại khu vực công cộng nhưng có trạm điện cao thế, đường dây điện
  • Khu vực đang sửa chữa đường điện
  • Khu vực có nguồn điện hoặc rò rỉ điện gây nguy hiểm

Tại các khu vực này, bắt buộc phải treo, gắn các mẫu biển Cảnh báo nguy hiểm điện giật để người lao động có ý thức hơn, cẩn thận hơn nhằm tránh các rủi ro do nguồn điện gây ra.

Biển Công Trường Đang Thi Công

Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động
Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động

Biển báo công trình là một trong những bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng ở các công trường đang thi công. Đặt biển báo ở bên ngoài công trường nhằm giúp cho người đi đường nhận diện được có công trình đang xây dựng từ xa để chủ động điều chỉnh tốc độ, hướng chi chuyển.

Ngoài ra, còn có các loại biển báo đặt bên trong công trường với mục đích góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động. Việc thiết kế, lắp đặt các loại biển này cần phải tuân thủ đúng theo những quy định về biển báo công trường đang thi công.

Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động
Các Loại Biển Báo Trong An Toàn Lao Động

Nhóm biển cấm

  • Biển cấm vào: Đặt ở đầu phạm vi cấm tất cả người và phương tiện vào trong, trừ những người có nhiệm vụ.
  • Biển cấm người vào: Cấm người vào trong nơi đặt biển nhưng không cấm phương tiện, máy móc.
  • Biển cấm phương tiện, thiết bị đi vào: Đặt ở những nơi có nền đất yếu, dễ sụt lở,…cấm các phương tiện, thiết bị đi vào nhưng không cấm người.
  • Biển cấm hút thuốc: Đặt ở nơi có các chất dễ cháy nổ, máy điều hòa, phòng kín.
  • Biển cấm lửa: Đặt ở nơi có chứa nhiều nguyên liệu dễ cháy.
  • Biển cấm điện thoại: Đặt ở nơi chứa xăng, dầu hoặc thiết bị thông tin liên lạc của công trình.

Nhóm biển báo nguy hiểm

  • Biển báo nguy hiểm chung: Đặt ở bất cứ đâu có nguy cơ xảy ra nguy hiểm để mọi người đề phòng, cảnh giác.
  • Biển nguy hiểm cháy nổ: Đặt ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy nổ.
  • Biển nguy hiểm điện giật: Đặt ở nơi có nguy cơ bị rò điện, dễ gây giật điện.
  • Biển nguy hiểm khi làm việc với máy móc: Đặt ở những nơi có sử dụng máy móc, thiết bị nói chung.
  • Biển nguy hiểm về vị trí cẩu: Đặt ở nơi đang cẩu đồ vật, cảnh báo đồ có thể bị rơi rớt.
  • Biển nguy hiểm trượt ngã: Đặt ở cầu thang hoặc nơi trơn trượt, dễ té ngã.

Nhóm biển báo bắt buộc

  • Biển báo bắt buộc đội mũ bảo hộ: Đặt ở đầu công trường, bất cứ ai đi vào bên trong cũng phải đội mũ bảo hộ.
  • Biển báo bắt buộc mặc quần áo bảo hộ: Đặt ở đầu công trường, yêu cầu tất cả công nhân vào bên trong phải mặc quần áo bảo hộ, trừ nhân viên hành chính, dịch vụ.
  • Biển báo bắt buộc đeo dây an toàn: Đặt ở những nơi làm việc trên cao, công nhân làm việc phải đeo dây an toàn.

Nhóm biển nhắc nhở, chỉ dẫn

  • Biển nhắc nhở an toàn: Đặt ở nhiều vị trí trên công trường, có thể là cổng vào và bất cứ đâu.
  • Biển nhắc nhở nguy cơ cháy nổ: Đặt ở nơi có thể xảy ra cháy nổ.

Trên đây là những thông tin về các loại biển báo như: biển báo chất dễ cháy, biển báo hóa chất độc hại – biển cảnh báo hóa chất độc hại, biển cảnh báo nguy hiểm điện giật, biển công trường đang thi công. Hi vọng những kiến thức này hữu ích với bạn, theo dõi Safety Care để cập nhật nhiều điều hơn nhứ!