training@safecare.com.vn
  • Home
  • Tin tức
  • [TÌM HIỂU] Chi Tiết Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

[TÌM HIỂU] Chi Tiết Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Image

Trong bài viết này, Huanluyenantoanlaodong sẽ chia sẻ với các bạn về Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy để giúp các bạn có thể xử lý một cách tốt nhất nhằm tránh được những thiệt hai không đáng có của mình.

Phòng cháy chữa cháy là gì? Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.

Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia rõ hai vế phòng cháy và chữa cháy. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.

Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy
Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy

Luật Phòng cháy chữa hiện hành quy định bốn nguyên tắc chung khi thực hiện phòng cháy chữa cháy, đó là:

  • Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
  • Lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. Tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
  • Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
  • Thực hiện và giải quyết mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Trước khi tìm hiểu 4 bước phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn, quý bạn đọc cần nắm vững những nguyên tắc trên.

Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy
Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Bốn bước phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn

Để đảm bảo an toàn khi xảy ra hỏa hoạn, bạn cần thực hiện 4 bước phòng cháy chữa cháy sau đây:

  • Báo động: Khi nhìn thấy lửa, hãy hô to hoặc bấm nút báo cháy để cảnh báo mọi người trong khu vực. Mục tiêu là di tản nhanh chóng và dập tắt lửa sớm nhất có thể.
  • Ngắt điện: Hãy tìm cầu dao điện gần nhất và ngắt toàn bộ nguồn điện của nơi có cháy. Điều này sẽ tránh nguy cơ rò rỉ điện gây nguy hiểm cho người và tài sản, cũng như giảm thiểu ngọn lửa do chập điện.
  • Chữa cháy: Hãy sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn như bình CO2, nước, đất, cát,… để dập tắt lửa. Nếu có thể, hãy giúp đỡ người bị nạn và di dời tài sản quý giá ra khỏi vùng nguy hiểm.
  • Gọi cứu hộ: Nếu lửa lan rộng và không thể kiểm soát được, hãy gọi ngay số 114 để yêu cầu sự trợ giúp của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Hãy cung cấp thông tin rõ ràng về địa chỉ, quy mô của đám cháy và tình trạng của người bị nạn.

Hỏa hoạn là một trong những tai nạn thường xuyên xảy ra ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở các khu vực có nhiều chung cư cao tầng và nhà ở san sát. Do đó, bạn cần tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ và không lưu trữ các vật liệu dễ bắt lửa như xăng dầu, bình ga mini, vải vóc,… Bạn cũng nên lắp đặt cửa ngăn cháy và hệ thống báo cháy để phòng ngừa và xử lý kịp thời khi có sự cố.

Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy
Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy 

Phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Thông qua việc tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh, đề phòng được những trường hợp dễ xảy ra cháy, những trường hợp xấu dễ xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiểu, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội. Người dân có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại, các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn.

Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy
Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Phòng cháy chữa cháy giúp hạn chế rủi ro không mong muốn. Trong trường hợp có cháy xảy ra, hoạt động chữa cháy giúp tìm kiếm, cứu những nạn nhân của đám cháy, cứu tài sản, chống việc lửa lây lan gây cháy diện rộng,….

Phòng cháy chữa cháy giúp con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau bằng cách thông qua các buổi tập huấn mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.

Sự hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn những trường hợp tiêu cực, các trường hợp lợi dụng cơ hội cháy nổ vì những mục đích cá nhân để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.

Thiết bị phòng cháy chữa cháy

Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy
Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Thiết bị phòng cháy chữa cháy là các thiết bị được thiết kế để dập tắt đám cháy hoặc bảo vệ người dân khỏi vụ hỏa hoạn, cháy nổ. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy có thể được sử dụng bởi các nhân viên cứu hỏa, người dùng chưa được huấn luyện tại hiện trường vụ cháy hoặc được xây dựng trong cơ sở hạ tầng của tòa nhà.

Các thiết bị phòng cháy chữa cháy giúp mỗi cá nhân có thể chủ động và làm chủ tình huống nhằm loại trừ hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người và tài sản, chữa cháy lan hiệu quả và làm giảm tối đa các thiệt hại do các vụ hoả hoạn, cháy, nổ gây ra.

Hiện nay, hầu hết người dân đều được phổ cập kiến thức phòng cháy chữa cháy, nâng cao các kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra hoả hoạn, cháy nổ để chủ động bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia đình.

Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy
Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Dưới đây là danh mục các thiết bị phòng cháy chữa cháy mà bạn cần biết:

  • Bình chữa cháy: được sử dụng nước, bột hóa chất khô, bọt, carbon dioxide hoặc các chất khác.
  • Thiết bị chữa cháy: các bộ đồ bên ngoài chống cháy, bộ đồ lót bên trong, găng tay bên trong và bên ngoài, vớ len, giày chống cháy, mũ bảo hiểm, hệ thống thông tin liên lạc và thiết bị thở…
  • Hệ thống chữa cháy được lắp đặt: mạng lưới cấp nước chính, vòi và vòi phun nước (tự động hoặc thủ công), hệ thống cắt điện và nhiên liệu khẩn cấp, máy phát điện cầm tay và máy bơm cầm tay…
  • Thiết bị liên lạc gồm: bộ đàm, radio, chương trình phát sóng, điện thoại cố định, điện thoại hỗ trợ âm thanh, điện thoại di động…
  • Hệ thống phát hiện và báo cháy gồm: máy dò tia lửa, hệ thống báo cháy tự động cục bộ, bán tự động, tập trung.
  • Các phụ kiện khác như: xô nước và cát, xẻng, búa, rìu lửa, dao cắt, móc, chăn cứu hỏa và các thiết bị cứu hộ khẩn cấp, đèn khẩn cấp.
Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy
Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy

Trên đây là các thông tin liên quan về Các Bước Phòng Cháy Chữa Cháy Huanluyenantoanlaodong tổng hợp được. Hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.