training@safecare.com.vn

[ TÌM HIỂU ] Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc

[ TÌM HIỂU ] Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc

Để đảm bảo tốc độ di chuyển của các thiết bị giao thông trên các đoạn đường trong khu công nghiệp, khu dân cư, người ta thường sử dụng vạch kẻ đường giảm tốc. Thi công vạch giảm tốc cần đáp ứng được các tiêu chuẩn của Quyết định 1578/QĐ-BGTVT 2017 về việc hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc được ban hành bởi Bộ giao thông vận tải. Cùng Safety Care tìm hiểu nhé!

Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc
Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc

Điều cần biết về Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc

Khái niệm

Vạch giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường nhô cao khỏi mặt đường, với chiều cao không quá 6mm. Vạch có tác dụng cảnh báo cho người đi đường cần giảm tốc độ vì sắp tới đoạn đường nguy hiểm.

Vạch sơn gờ giảm tốc thường được sử dụng kết hợp với các loại thiết bị an toàn giao thông khác như: biển báo giao thông, đèn tín hiệu,… để tăng hiệu quả cảnh báo người đi đường.

Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc
Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc

Tác dụng của gờ giảm tốc

Hiện nay, gờ giảm tốc được lắp đặt ở các tuyến đường giao thông, trạm thu phí giao thông, các bãi đỗ xe, khu công nghiệp, khu dân cư,….Dù được lắp đặt ở nhiều địa điểm khác nhau nhưng gờ giảm tốc đều có chung tác dụng như sau: 

  • Hạn chế tai nạn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường hay ngã ba, ngã tư, đường dốc.
  • Chặn lùi xe ở các con đường dốc, đảm bảo an toàn cho phương tiện và người điều khiển phương tiện.
  • Nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông, hạn chế việc phóng nhanh, vượt ẩu đặc biệt là đua xe.
  • Có tác dụng chống trơn trượt ở những đoạn đường hay địa hình dốc như: đoạn đường dốc, đường lên xuống hầm chung cư, trung tâm thương mại,….
  • Đối với các khu chung cư, khu công nghiệp,….việc sử dụng gờ giảm tốc tạo ra một văn hóa giao thông văn minh, lịch sự.
     
Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc
Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc

Các loại gờ giảm tốc

  • Gờ giảm tốc cao su

Gờ giảm tốc bằng cao su là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Có đặc điểm độ nén lớn hơn nhựa đường hoặc bê tông ( độ nén lớn hơn có nghĩa là các chướng ngại vật cao su có cùng chiều cao có hiệu quả chậm hơn so với bê tông, nhựa và thép đúc).

Sử dụng chất liệu cao su có độ đàn hồi tốt sẽ giúp cho các vật cản đâm vào sẽ không bị hỏng hóc.

Bên cạnh đó, trong điều kiện bình thường cao su còn rất bền và có độ lão hóa cao, không tốn kém, dễ mua và dễ dàng lắp đặt. Tuy nhiên, không khuyế khích sử dụng cho những tuyến đường có lượng giao thông xe quá khổ hay quá tải. Với những tuyến đường này nên sử dụng các thiết bị gờ phù hợp hơn.

  • Gờ giảm tốc bằng thép đúc hiện đại

Loại thứ hai được sử dụng cho các tuyến đường giao thông đó là gờ giảm tốc bằng thép đúc. Ưu điểm của loại này là có thể chịu tải cao và chịu tải cho ô tô, xe máy.

Chúng có độ bền tốt, dẽ dàng vận chuyển và lắp đặt. Tuy nhiên, do thép cứng và không có độ đàn hồi nên khi xe lưu thông với tốc độ cao dễ gây xóc mạnh. Điều này có thể sẽ gây hư hại cho phương tiện lưu thông.

  • Gờ giảm tốc bằng nhựa

Gờ giảm tốc bằng chất liệu nhựa có ưu điểm nhẹ và dễ lắp đặt, cùng với đó linh động dễ vận chuyển khi thay đổi vị trí. Ngoài ra, gờ này còn có khả năng chịu lực. Tuy nhiên có độ lão hóa trong điều kiện môi trường nhanh, nên thiết bị sẽ nhanh bị hư hỏng hoặc tốn chi phí vật tư cũng như chi phí thay thế.

Các kích thước cơ bản của gờ giảm tốc

Gờ giảm tốc mang đến những hiệu quả an toàn cho những khu vực lắp  đặt. Tuy nhiên, mỗi vị trí lắp đặt khác nhau cũng như trọng tải của xe đi qua cũng khác nhau nên thông số của gờ giảm tốc tại khu vực đó cũng không giống nhau. Các kích thước thông dụng thường thấy gồm:

  • Gờ giảm tốc kích thước 1000/500x350x50mm. Loại này thường được lắp đặt tại các tuyến đường có xe trọng tải nặng như bến xe tải, kho nhà máy, trạm thu phí, khu công nghiệp…
  • Gờ kích thước 1000x350x35mm. Loại gờ thường lắp tại đường hạn chế tốc độ xuống 25km/h. Đặc điểm loại này là độ cao thấp, nên ô tô đi qua với tốc độ cho phép sẽ không bị xóc…
  • Loại gờ kích thước 1000/500x300x40mm, loại dành cho các tuyến đường xe tải nhẹ, ô tô con. Lắp đặt tại các vị trí khu đô thị, bệnh viện, trường học hoặc các khu công nghiệp.
  • Loại gờ kích thước  500x100x20mm là loại thông dụng nhất cho làn xe máy. Chúng được lắp với nhiều dài tại các tuyến đường xe máy hoặc khu chung cư, đô thị, bãi giữ xe….
  • Gờ giảm tốc cao su kích thước 330X42mm

Bố trí gờ giảm tốc cho hợp lý

Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc
Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc

Theo quy định, gờ giảm tốc phải đặt cách “điểm đen” từ 15 m đến 20 m nhằm báo hiệu cho các chủ phương tiện chủ động giảm tốc độ. Tùy điều kiện thực tế mà bố trí số cụm vạch gờ giảm tốc từ 1-:-3 cụm, trường hợp đoạn đường bộ ngắn có thể kẻ số vạch, số cụm ít hơn cho phù hợp.

Không bố trí trên chiều lên dốc có dốc dọc > 6%. Đối với các khu vực “ điểm đen ” trên tuyến đường cao tốc cần lựa chọn gờ giảm tốc ô tô. Trong khu vực nội thành, khu vực tập trung đông dân cư chỉ nên bố trí gờ giảm tốc xe máy tại các khu vực giao nhau với đường sắt, các khu vực ngã ba giúp giảm tốc độ các phương tiện.

Phạm vi áp dụng lắp đặt gờ giảm tốc

Gờ giảm tốc được bố trí trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa còn tốt, bề rộng mặt đường từ 2,5m trở lên và có xe ô tô lưu thông qua điểm giao cắt; trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5m, tùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp.


Gờ giảm tốc độ được bố trí bằng với chiều rộng cho 1 xe chạy ( đối với đường đôi) hoặc trên toàn bộ mặt đường ( TH không thuộc đường đôi).
 
Gờ giảm tốc thường được sử dụng kết hợp với các loại cảnh báo khác như biển báo, đèn tín hiệu, chuông, còi, cần chắn tự động, v.v… để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông.
 
Không bố trí gờ giảm tốc tại đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác để tăng khả năng lưu thông của tuyến đường.

Trên đây là nội dung tư vấn về vạch kẻ đường giảm tốc. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, Safety Care mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.