Tây Nam Á Có Bao Nhiêu Quốc Gia? Điều này sẽ được Huấn luyện an toàn lao động giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Khu vực Tây Nam Á Có Bao Nhiêu Quốc Gia ?
A. 20
B. 21
C. 22
D. 23
Đáp án đúng A. Khu vực Tây Nam Á bao gồm 20 quốc gia theo SGK/33, địa lí 11 cơ bản – dựa vào bảng diện tích, dân số các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á – năm 2005.
Giải thích lý do chọn đáp án A:
Khu vực Tây Nam Á bao gồm 20 quốc gia đó là: Gru-di-a, A-dec-bai-gian, Ác-mê-ni-a, Thổ Nhĩ Kì, Síp, Li-băng, Xe-ri, I-xra-en, Pa-le-xtin, Giooc-đa-ni, I-rắc, I-ran, Cô-oét, A-rập Xê-ut, Ba-ranh, Ca-ta, Ô-man, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Y-ê-men, Áp-ga-ni-xtan. Quốc gia có diện tích lớn nhất là A-rập thống nhất. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Ba-ranh.
Vị trí địa lý chiến lược quan trọng của Tây Nam Á
Tây Nam Á là cầu nối giữa châu Á, châu Âu, châu Phi nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuy-ê. Chính vì vậy, Tây Nam Á được biết đến với vị trí thông thương quan trọng của thế giới, có ý nghĩa chiến lược bậc nhất trong phát triển kinh tế – xã hội.
Ngay từ xa xưa, việc sở hữu con đường tơ lụa chạy qua đã thuận lợi rất nhiều cho Tây Nam Á trong việc trao đổi hàng hoá cũng như giao lưu văn hoá giữa các nước, các châu lục trên thế giới. Thêm vào đó, Tây Nam Á còn tiếp giáp nhiều biển, tiện lợi trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đặc biệt là vận chuyển dầu mỏ, khí đốt.
Được biết đến là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, tuy nhiên cũng chính vì nguồn tài nguyên này mà các nước Tây Nam Á thường xuyên bị các nước khác nhòm ngó và xảy ra các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia.
Địa hình và tài nguyên của Tây Nam Á
Có thể thấy, khu vực Tây Nam Á nằm ở rìa của một mảng kiến tạo khổng lồ, các phần của Bán đảo Ả Rập rời khỏi châu Phi và các phần bán đảo Anatolia trượt qua các phần của châu Á và vẫn còn những mảng kiến tạo khác đang đẩy núi lên ở những khu vực khác của lục địa châu Á.
Địa hình đặc biệt nhất của Tây Nam Á là bán đảo Ả Rập, được ngăn cách với lục địa châu Phi với biển Đỏ ở phía Tây Nam và với phần còn lại của châu Á bởi Vịnh Ba Tư ở phía Đông. Biển Đỏ bao phủ một thung lũng rạn nứt được tạo ra bởi sự chuyển động của mảng Ả Rập. Một địa hình quan trọng khác trong khu vực là bán đảo Anatolia, thuộc địa của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó đánh dấu sự khởi đầu của lục địa châu Á.
Cả hai bán đảo giáp với các tuyến đường thủy chiến lược. Ở phía Tây Nam của bán đảo Ả Rập là biển Đỏ và một lối mở chiến lược ra Địa Trung Hải – kênh đào Xuy-ê. Hàng hóa từ châu Á chảy qua con kênh này đến các cảng ở châu Âu và Bắc Phi. Bán đảo Anatolia nằm ở giữa biển Đen và Địa Trung Hải. Hai tuyến đường thủy hẹp, eo biển Bosporus và eo biển Dardanelles nằm ở cực tây của bán đảo. Cả hai eo biển luôn luôn là những địa điểm đáng mơ ước để kiểm soát thương mại và vận chuyển đến Nga và nội địa châu Á.
Hầu như khi nhắc đến các nguồn tài nguyên của Tây Nam Á thì không thể không nhắc đến dầu mỏ. Đây là nguồn tài nguyên phong phú nhất nơi đây. Các mỏ dầu lớn nằm ở bán đảo Ả Rập, Iran và Iraq, với các mỏ khí tự nhiên gần đó.
Vì những nhiên liệu hóa thạch này chạy ô tô và xe tải, nhà máy và nhà máy điện trên khắp thế giới nên chúng mang lại phần thu nhập chính cho các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ. Ngày nay, khoảng một nửa trữ lượng dầu của thế giới được tìm thấy ở Tây Nam Á, dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư và tại các địa điểm khoan ngoài khơi trong chính Vịnh. Sự hiện diện của những trữ lượng lớn này đã làm cho khu vực này trở nên quan trọng vì rất nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ đều phụ thuộc vào dầu mỏ của nó.
Đặc điểm kinh tế, dân cư và chính trị của khu vực Tây Nam Á
Đặc điểm dân cư
Khu vực Tây Nam Á có khoảng 286 triệu người, phần lớn là theo đạo Hồi sinh sống tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng, nơi có thể đào được giếng để lấy nước. Dân cư phân không đồng đều, tập trung chủ yếu khu vực đồng bằng Lưỡng Hà và ven biển.
Đặc điểm kinh tế – chính trị
- Đặc điểm kinh tế
Trước đây, khi nền công nghiệp khai khóang còn chưa phát triển đại bộ phận dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Hầu hết, người dân thường trong lúa mì chà là , chăn nuôi du mục và dệt thảm. Cuộc sống người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông vì vậy đời sống người dân khu vực Tây Nam Á gặp nhiều khó khăn.
Ngày nay, khi công nghiệp và thương mại phát triển nhất là công nghiệp khai khoáng và chế biến dầu mỏ. Dân cư khu vực Tây Nam Á phát triển kinh tế bằng công nghiệp khai khóang. Hằng năm, các nước khai thác hơn 1 tỷ tấn dầu, chiếm khỏang ⅓ sản lượng dầu trên thế giới. Dân cư có sự chuyển dịch rõ rệt. Dân cư đô thị chiếm tỷ trọng cao khỏang 80-90% dân số, nhất là khu vực I-xa ren, Co- oet, Li Băng.
- Đặc điểm chính trị
Khu vực Tây Nam Á là nơi có nền chính trị không ổn định. Với vị trí chiến lược quan trong, nơi giao giữa 3 châu lục và đại dương nơi đây từ xa xưa là nơi diễn ra các cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc vô cùng gay gắt.
Chính nền chính trị không ổn định có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Chiến tranh giữa các bộ tộc thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế các nước trong khu vực.
Trên đây là những thông tin giải đáp Tây Nam Á Có Bao Nhiêu Quốc Gia? Huấn luyện an toàn lao động hi vọng bài viết này hữu ích với bạn!