Trong bài viết dưới đây, Huanluyenantoanlaodong sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến Cách Viết Bản Kiểm Điểm Cấp 2. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Mẫu bản kiểm điểm học sinh là gì? Cách Viết Bản Kiểm Điểm Cấp 2
Bản kiểm điểm học sinh thông thường thì sẽ được các bạn học sinh viết vào khoảng thời gian cuối năm học hoặc sẽ phải viết sau những lần các bạn học sinh vi phạm nội quy trường lớp để nhằm mục đích giúp các bạn học sinh có thể tự điểm lại những vi phạm của mình và từ đó các bạn học sinh cũng có thể tự rút ra bài học và sửa đổi cho những lần tiếp theo.
Có nhiều mẫu bản kiểm điểm học sinh khác nhau, cụ thể như: mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi; bản kiểm điểm nhận lỗi không làm bài tập, bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ,… Mẫu bản kiểm điểm học sinh được sử dụng rất nhiều và có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong môi trường giáo dục.
Khi đi học thì đa số ai trong chúng ta cũng đều đã từng phải viết bản kiểm điểm dù không nhiều thì ít. Bản kiểm điểm học sinh được hiểu cơ bản chính là mẫu đơn do các bạn học sinh tự viết, mẫu bản kiểm điểm học sinh sẽ không theo khuôn mẫu nào mà bản kiểm điểm học sinh sẽ để cho các bạn học sinh tự có thể xem xét, đánh giá lại chính những hành vi của bản thân khi mắc lỗi để từ đó mà các bạn học sinh sẽ có phương hướng phát triển cho kỳ học sau.
Bên cạnh đó thì mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh cũng không chỉ sử dụng khi các bạn học sinh mắc lỗi mà mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh còn được sử dụng để chúng ta nhìn nhận lại một năm học, một kỳ học đã qua chúng ta đã đạt được gì, có những vi phạm gì.
Mẫu Cách Viết Bản Kiểm Điểm Cấp 2
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi ban giám hiệu trường: …
Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: …
Tên em là … Là học sinh lớp …
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!
…………, ngày … tháng … năm
Chữ ký học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chữ ký phụ huynh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cách xin chữ ký phụ huynh
Các bạn, các em phải hiểu rằng xin chữ ký cha mẹ vào bản kiểm điểm là bước khó nhất, một số khi xin chữ ký sẽ bị giáo huấn cả 1 buổi, nhưng một số gia đình bố mẹ khó tính, nghiêm khắc thì khả năng ăn đòn là rất cao. Do đó sau 35 năm kinh nghiệm, mình xin hướng dẫn mọi người cách xin chữ ký phụ huynh với khả năng thành công cao, lần lượt các bước như sau:
Giữ trời yên bể lặng
Trước khi xin chữ ký 3 ngày hãy tự biến mình trở thành con ngoan trò giỏi, chăm chỉ đột xuất cả về học hành lẫn công việc nhà. Cố gắng không tạo thêm phốt, giữ không khí vui vẻ trong gia đình, làm vui lòng bố mẹ
Viết sẵn bản kiểm điểm để đấy
Tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa:
- Thiên thời: Phải chọn đúng thời điểm bố hoặc mẹ ở một mình, không tiếp khách, không bận rộn.
- Địa lợi: Xin chữ ký ai thì phải chọn chỗ chỉ có một mình người ấy. Ví dụ xin chữ ký bố hãy chờ lúc bố ở 1 mình 1 phòng (phòng khách, phòng ngủ) và phải đảm bảo mẹ không vào bất chợt. Vì nếu có sự xuất hiện của người thứ 3 thì mọi chuyện sẽ phức tạp hơn, mẹ có thể sẽ kích động bố không ký.
- Nhân hòa: Tâm trạng bố hoặc mẹ phải đang thoải mái, vui vẻ.
Bình tĩnh, kiên trì, giải thích hợp lý
Đi vào phòng xin với tâm trạng bình tĩnh, trước tiên hãy đổ lỗi cho khách quan, sau đó hãy hứa lần sau sẽ không tái phạm kèm xin lỗi. Ví dụ: Lỗi nói chuyện trong lớp, thì hãy nói là do con phải hỏi bài hoặc do con mượn bút… , Lỗi đi muộn thì nói con bị hỏng xe … Cố gắng giải thích hợp lý nhất có thể để bố mẹ thấy mình không cố ý.
Nếu bố/mẹ ký thì coi như thành công. Nếu bố mẹ không ký thì phải kiên trì hôm sau lại xin tiếp. Nhớ hãy tỏ ra hối lỗi. Xin bao giờ được thì thôi.
Giáo viên cần lưu ý gì khi viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2?
Khi viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2, cần lưu ý một số điểm sau để giúp việc viết được hiệu quả và đạt được mục đích:
1. Xác định mục đích viết bản kiểm điểm: Viết để giúp học sinh phát triển, chứ không phải để chỉ trích hay phê bình.
2. Tập trung vào các mục tiêu chính của bản kiểm điểm: Bao gồm kết quả học tập, sự tham gia và đóng góp của học sinh trong lớp học, hành vi và thái độ của học sinh.
3. Sử dụng ngôn ngữ tích cực và khuyến khích: Viết bản kiểm điểm cần sử dụng ngôn ngữ tích cực và khuyến khích học sinh tiếp tục phát triển bản thân, đồng thời tránh sử dụng ngôn ngữ chỉ trích hoặc phê bình.
4. Đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn cụ thể: Hướng dẫn học sinh cách cải thiện những điểm yếu trong học tập và tạo động lực cho học sinh phát triển bản thân.
5. Chỉ ra những vấn đề cần cải thiện và các hành động cụ thể để giải quyết vấn đề: Chỉ ra những vấn đề cần cải thiện của học sinh và đề xuất những hành động cụ thể để giải quyết vấn đề đó.
6. Bổ sung thông tin chi tiết: Chỉ ra những thông tin cụ thể về tiến trình học tập và thành tích của học sinh trong các hoạt động học tập và giáo dục ngoài giờ lên lớp.
7. Kết thúc bản kiểm điểm một cách tích cực: Kết thúc bản kiểm điểm một cách tích cực bằng cách khuyến khích học sinh tiếp tục cố gắng và phát triển bản thân.
Kinh nghiệm trong việc viết bản kiểm điểm cũng bao gồm các bước sau:
1. Tập trung vào mục tiêu chính và khả năng của học sinh.
2. Sử dụng ngôn ngữ thoải mái và tự nhiên, tránh sử dụng ngôn từ khó hiểu hoặc trừu tượng.
3. Viết bản kiểm điểm với tư cách là người thân thiện với học sinh để giúp họ phát triển.
4. Luôn bảo đảm tính khách quan của bản kiểm điểm.
5. Đặt ra kế hoạch cải thiện và đưa ra những giải pháp cụ thể để giúp học sinh.
6. Kết thúc bản kiểm điểm bằng cách khuyến khích học sinh và xác nhận rằng chúng ta đang ủng hộ họ.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn Cách Viết Bản Kiểm Điểm Cấp 2. Huanluyenantoanlaodong hi vọng bài viết này hữu ích với bạn!