training@safecare.com.vn

Xử Lý Tình Huống Khi Có Người Bị Điện Giật

Xử lý tình huống khi có người bị điện giật

Điện là năng lượng không thể thiếu cho sinh hoạt và sản xuất. Dù đem lại nhiều lợi ích nhưng không thể phủ nhận điện cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa nếu sử dụng không đúng cách và không cẩn thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng Safety Care tìm hiểu cách xử lý khi có xảy ra tại nạn về điện.

Xử lý tình hướng khi có người bị điện giật
Xử lý tình hướng khi có người bị điện giật

Hiểm họa từ điện

Theo thống kê của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, mỗi năm xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện trên cả nước, khiến 350 đến 400 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Hơn 70% số vụ tai nạn là do mất an toàn trong quy trình sử dụng điện tại gia đình, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khâu sản xuất, 5% còn lại thuộc về các vi phạm khác.

Những tai nạn do điện giật luôn để lại những hậu quả rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng hoặc gây ra những biến chứng lâu dài cho nạn nhân.

Xử lý tình hướng khi có người bị điện giật
Xử lý tình hướng khi có người bị điện giật

Khi xảy ra tình huống tai nạn điện phải xử lý như thế nào?

Khi phát hiện có người bị điện giật, việc làm đầu tiên là phải nhanh chóng tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách:

Ngắt nguồn điện gây ra tai nạn: rút phích cắm hoặc tắt thiết bị, nguồn cung cấp điện.

Lưu ý:

  • Khi trời tối phải chuẩn bị nguồn sang khác thay thế khi ngắt nguồn điện
  • Nếu người bị nạn ở trên cao phải chuẩn bị sẵn dụng cụ đỡ cho trường hợp người bị nạn rơi xuống

 Trường hợp không cắt được mạch điện, người thực hiện ứng cứu phải quan sát:
Nếu nguồn điện gây ra tại nạn là điện hạ áp.

  • Dùng kìm cách điện, búa, rìu, dao… cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện đang gây tai nạn
  • Người ứng cứu phải đứng trên các vật cách điện (bàn gỗ, ghế gỗ hoặc có chân cao su cách điện, tấm gỗ khô, đi dép cao su hoặc ủng, đeo găng tay cao su để tách nạn nhân khỏi nguồn điện.
  • Nếu không tìm được những phương tiện trên, có thể dùng tay nắm vào áo/quần khô của nạn nhân để kéo nạn nhân. Hoặc dùng cây, gậy gỗ, tre khô để gạt dây điện tách ra khỏi người nạn nhân.

Lưu ý: Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì dòng điện sẽ truyền qua người gây nguy hại luôn cả người cứu.

Nguồn điện gây ra là điện cao áp. Việc cắt điện cao áp chỉ có thể thực hiện tại trạm biến áp nguồn và người cứu hộ phải được huấn luyện đặc biệt với đầy đủ trang bị như bốt, gang tay cách điện và sào cách điện.

Người ứng cứu chưa được đào tạo thì không nên tiến gần đến nạn nhân trong phạm vi ảnh hưởng của nguồn điện cao áp. Cách tốt nhất trong tình huống này, nên gọi 115 càng sớm càng tốt

Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, dựa vào tình hình của nạn nhân để đưa ra những phương án xử lý thích hợp

Xử lý tình hướng khi có người bị điện giật
Xử lý tình hướng khi có người bị điện giật

Người bị nạn chưa mất tri giác

  • Lúc này tim còn đập, thở yếu.
  • Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh
  • Sau đó gọi cho cơ sơ y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

Người bị nạn đã mất tri giác:

  • Dù đã mất tri giác nhưng nạn nhân vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu
  • Đặt nạn nhân ở yên thoáng khí yên tĩnh (nếu trời rét thì nơi đặt nạn nhân phải kín gió, ấm áp).
  • Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra (nếu nó)
  • Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.
  • Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.
  • Sau đó gọi cho cơ sơ y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

Người bị nạn ngưng thở:

  • Kiểm tra thấy tim người bị nạn không còn đập, ngưng thở, co giật toàn thân
  • Lúc này cần nhất là để người bị nạn ở nơi thoáng khí
  • Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt dãi trong miệng nạn nhân ra. Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra
  • Tiến hành hô hấp nhân tạo, làm liên tục và kiên trì đến khi đội ngũ y tế đến.