training@safecare.com.vn

Tủ báo cháy trung tâm: Khái niệm, phân loại và cách sử dụng

Image

Tủ báo cháy trung tâm hay tủ trung tâm báo cháy là thiết bị không thể thiết trong hệ thống báo cháy, nó nắm giữ vai trò và nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. 

Đây chính là “bộ não” của hệ thống báo cháy, vừa là nơi tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy từ các thiết bị đầu vào, vừa là nơi truyền “mệnh lệnh” báo cháy đến các thiết bị đầu ra.

Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các kiến thức về loại thiết bị báo cháy này.

Tủ báo cháy trung tâm là gì?

Tủ báo cháy trung tâm chính là nơi hiển thị tất cả những thông tin có liên quan đến mọi hoạt động trên hệ thống.

Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật sảy ra, nó báo cho biết nơi nào đã xảy ra sự cố có cháy nổ, giúp cho con người dễ dàng và nhanh chóng trong việc chọn lựa phương án đối phó thích hợp.

Vai trò của tủ báo cháy trung tâm trong hệ thống báo cháy

Trong một hệ thống báo cháy tự động có các thiết bị gồm tủ báo cháy trung tâm, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra. Trong đó, tủ báo cháy hay còn được gọi là tủ trung tâm báo cháy là bộ phận “đầu não” – bộ phận quan trọng nhất. Ở đây, mọi thông tin về trang thái hoạt động của hệ thống báo cháy đều được hiển thị.

Khi có lỗi xảy ra ở một trong số các thiết bị trong hệ thống, khi có sự cố cháy, mọi thông tin sẽ được thể hiện ở tủ báo cháy. Thậm chí vị trí xảy ra lỗi hoặc xảy ra sự cố hỏa hoạn cũng được xác định.

Đặc biệt, khi có cháy, dù ở bất kỳ vị trí nào trong khu vực được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống sẽ báo về tủ báo cháy. Nhờ đó, mọi người nắm được thông tin về vụ cháy và có phương án xử lý, ứng cứu kịp thời.

Tủ báo cháy hoạt động theo nguyên lý các thiết bị đầu vào như: đầu báo khói, đàu báo tia lửa, đầu báo nhiệt, đầu báo ga, công tắc khẩn,… ghi nhận dấu hiệu của sự cháy và truyền tín hiệu về tủ báo cháy trung tâm.

Ở đây, mọi thông tin được xử lý và khi xác định chính xác có sự cố hỏa hoạn, tủ trung tâm phát tín hiệu báo cháy tới các thiết bị đầu ra như chuông báo cháy, còi báo cháy, đèn báo cháy, bộ quay số khẩn,…

Cấu tạo của tủ báo cháy trung tâm

Được thiết kế dạng tủ bao gồm các thiết bị chính như: Board mạch xử lý thông tin, bộ nguồn và ác quy dự phòng, bàn phím của tủ trung tâm báo cháy tùy chỉnh thiết lập cho setup và điều khiển kết hợp màn hình hiển thị, có thể hiển thị thông báo cho các zone riêng biệt, cấu trúc menu của tủ trung tâm báo cháy rất đơn giản cho người sử dụng, module tùy chọn có các tín hiệu báo động và báo cháy có chức năng thông tin những đầu báo động và đầu báo cháy có chức năng thông tin những đầu báo bị loại bỏ.

Phân loại tủ báo cháy trung tâm 

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại tủ báo cháy trung tâm. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là tủ báo cháy thường và tủ báo cháy địa chỉ:

Tủ báo cháy thường

Vốn có nhiệm vụ giám sát và báo cháy cho từng khu vực. Chúng thường bao gồm có có một ít hoặc nhiều thiết bị đầu vào quen thuộc như: đầu báo khói, đầu báo tia lửa, đầu báo gas và công tác khẩn.

Tất cả đều được bố trí trong cùng một khu vực. Khuyết điểm thường thấy của loại tủ này là chúng ta không thể biết chính xác vị trí đang xảy ra sự cố hoặc thường bị lỗi do có nhiều thiết bị được lắp đặt trên cùng một khu vực.

Điều này dẫn đến nhiều sự hạn chế trong quá trình xử lý lỗi kỹ thuật hoặc khi xảy ra tình trạng cháy nổ.

Tủ báo cháy địa chỉ

Thường được nhiều đối tượng khách hàng đánh giá cao hơn các loại tủ báo cháy trung tâm dạng thường. Chúng sở hữu dung lượng thông tin khá lớn, đồng thời cũng hiển thị thông tin chi tiết nhiều hơn.

Bên cạnh đó, loại tủ báo cháy địa chỉ này còn có khả năng thông báo chính xác vị trí đang xảy ra sự cố và có khả năng điều khiển linh hoạt hơn hẳn các dòng sản phẩm khác.

Những ưu điểm này sẽ giúp cho việc xử lý tình huống cháy nổ được diễn ra nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn và hạn chế được nhiều mất mát hơn. 

Nguyên lý hoạt động của tủ báo cháy trung tâm

Nguyên lý hoạt động của tủ báo cháy trung tâm là nhận biết tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo như: đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo quang hay công tắc khẩn,….

Tất cả những thiết bị khởi báo này sẽ được nối chung vào một mạch dây. Chúng được gọi là một zone và chính thức chạy về tủ trung tâm. Khi xảy ra sự cố, tủ trung tâm sẽ tập trung xử lý các tín hiệu.

Sau đó, thiết bị này sẽ phát ra sự cảnh báo thông qua các ngõ ra như: chuông, còi, loa phóng thanh, đèn báo cháy,…trên các zone truyền về.

Ở trạng thái bình thường, đôi lúc một số thiết bị bị hỏng hóc hoặc đứt dây, tủ trung tâm cũng sẽ báo đèn ở trên chính zone có cùng tín hiệu.

Hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy trung tâm

Các phím bấm và thông báo của tủ

Các thông tin hiển thị trên màn hình

  • Dòng chữ thứ nhất: thể hiện giờ, ngày, tháng, năm hiện tại của hệ thống.
  • Dòng chữ thứ hai: là dòng có thể thay đổi được tuỳ theo đơn vị sử dụng.
  • Dòng chữ thứ ba và bốn: là dòng chữ hướng dẫn tìm kiếm sự trợ giúp khi bấm phím.

Các phím bấm chức năng

  • Phím LAMP TEST: Kiểm tra tất cả các đèn báo trạng của tủ báo cháy trung tâm.
  • Phím RE-SOUND ALARM: Khôi phục lại tình trạng báo động (đổ chuông).
  • Phím RESET : Khởi động lại hệ thống.
  • Phím ALARM SILENCE : Tắt toàn bộ chuông báo động.
  • Phím PANEL SOUNDER SLIENCE: Tắt còi tại tủ báo cháy trung tâm.
  • Phím PROGRAMMABLE FUNCTION: Cài đặt lập trình hệ thống báo cháy tự động.
  • Phím FIRE DRILL: Thử toàn bộ chuông báo động.
  • Phím MORE EVENTS: Kiểm tra các lỗi hiện có trong hệ thống.
  • Phím MORE FIRE EVENTS: Kiểm tra các địa chỉ đang báo cháy.
  • Phím EXIT, 1, 2, 3, 4, và phím ENTER: Dùng để cài đặt các chế độ của tủ Ngoài ra phím EXIT và phím ENTER còn có chức năng “thoát” hoặc “chấp nhận” 1 thao tác trước đó đã thực hiện.

Các loại đèn báo

  • Đèn FIRE: Đèn chỉ thị báo cháy.
  • Đèn SUPERVISORY ALARM: Các tín hiệu đầu vào được cài đặt ở trạng thái cảnh báo câm (chỉ hiển thị giám sát khi bị kích hoạt – không đổ chuông báo cháy).
  • Đèn AC POWER ON: Đèn báo nguồn điện lưới AC220V.
  • Đèn FIRE OUTPUT ACTIVE: Đầu ra của chế độ báo động được kích hoạt.
  • Đèn ON TEST: Báo trung tâm đang trong trạng thái kiểm tra.
  • Đèn DELAY ACTIVE: Trung tâm đang trong chế độ trễ chuẩn bị báo động.
  • Đèn SYSTEM TROUBLE: Hệ thống bị lỗi.
  • Đèn MORE EVENTS: Sáng khi màn hình hiển thị không hết những địa chỉ bị báo lỗi, báo động …
  • Đèn POINT BYPASSD: không cho phép địa chỉ nào đó hoạt động (disable).
  • Đèn GENERAL TROUBLE: Báo lỗi chung đang tồn tại trong hệ thống.
  • Đèn PANEL SOUNDER SILENCED: Còi tại tủ báo cháy trung tâm đang bị tắt.
  • Đèn POWER TROUBLE: Nguồn AC bị mất hoặc yếu (≤ 200VAC).
  • Đèn NAC TROUBLE: Đầu ra tại các chân NAC trong tủ bị lỗi.

Chế độ, hiển thị khi có sự cố

Chế độ báo sự cố là chế độ báo động tại tủ báo cháy trung tâm (chỉ có còi tại tủ trung tâm kêu tít, tít) nhưng không kích hoạt hệ thống chuông báo động.

  • Khi có sự cố, còi tại tủ báo cháy trung tâm kêu tít..tít..tít để tắt còi bấm phím PANEL SOUNDER SILENCE.
  • Khi có sự cố trên trung tâm báo cháy các đèn MORE EVENTS, GENERAL TROUBLE sáng nhấp nháy màu vàng.
  • Trên màn hình hiển thị tại tủ trung tâm sẽ thể hiện thị:
  • Dòng chữ thứ nhất thể hiện số địa chỉ bị lỗi (TBL = n)
  • Dòng chữ thứ hai thể hiện địa chỉ báo lỗi là loại thiết bị gì (các loại đầu báo hoặc module)
  • Dòng thứ ba thể hiện vị trí địa chỉ đang báo lỗi.
  • Tủ báo cháy trung tâm sẽ phát ra tiếng kêu liên tục đồng thời tủ báo cháy trung tâm sẽ kích hoạt hệ thống chuông báo động của toà nhà.
  • Các đèn báo trên bảng điều khiển của trung tâm sáng: FIRE, GENERAL TROUBLE, SUPERVISORY ALARM. Đồng thời trên màn hình sẽ hiển thị những thông tin về địa chỉ, tên của thiết bị địa chỉ, vị trí lắp đặt đã gán cho địa chỉ đó… (tương tự như ở chế độ sự cố).

Hướng dẫn sử lý khi tủ báo cháy phát cảnh báo

Khi tủ báo cháy trung tâm có các tín hiệu báo sự cố ( Bằng âm thanh, đèn nháy) Thì người trực phòng điều khiển, người có nhiệm vụ giám sát hệ thống phòng cháy chữa cháy phải nhanh chóng thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra tại tủ trung tâm để xác định vị trí đang báo cháy (quan sát trên màn hình hiển thị trên bảng điều khiển).

Bước 2: Kiểm tra thực tế tại hiện trường (vị trí của thiết bị đang báo cháy)..

Bước 3: Sử dụng trang thiết bị sẵn có của công trình (bình chữa cháy, họng nước chữa cháy…) để dập tắt đám cháy.

Bước 4: Kích hoạt các chức năng báo cháy, chữa cháy, thoát nạn tại khu vực có thể chịu ảnh hưởng. Thông báo cho mọi người, Gọi cho cảnh sát PCCC nếu cần thiết.

Trên đây công ty phòng cháy Hải Minh đã thông tin đến quý khách các kiến thức tổng quan và hướng dẫn sử dụng thiết bị tủ báo cháy trung tâm.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn nâng cao kiến thức phòng cháy chữa cháy, có phương án tốt nhất để hạn chế, sử lý hỏa hoạn nhanh nhất, nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại

Huấn luyện an toàn lao động là đại lý chuyên nhập khẩu và phân phối các thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy từ các thương hiệu nổi tiếng.

Tất cả sản phẩm do Hải Minh cung cấp đều có tem hợp chuẩn, bảo hành chính hãng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn đang cần tìm 1 nhà thầu thi công phòng cháy hay 1 đối tác cung cấp thiết bị chuyên ngành pccc uy tín.