training@safecare.com.vn

[ TÌM HIỂU ] Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường

Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường

Hiểu và biết cách đọc sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thường thì người dùng có thể dễ dàng xử lý sự cố khi có hỏa hoạn xảy ra. Vậy bản vẽ này sẽ bao gồm các thành phần như thế nào? Cùng Safety Care làm rõ hơn về chủ đề này nhé!

Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường
Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường

Hệ thống báo cháy là gì?

Hệ thống báo cháy (fire alarm system) được thiết kế để cảnh báo chúng ta trong trường hợp khẩn cấp để chúng ta có thể hành động bảo vệ bản thân, gia đình, nhân viên và mọi người.

  • Cơ chế bảo vệ: phát hiện các đám cháy, đám khói, sự gia tăng nhiệt độ đột ngột, sự rò rỉ khí độc, khí gas, khí carbon monoxide.
  • Cơ chế cảnh báo: còi hú, đèn chớp, cuộc gọi khẩn cấp.

Cấu tạo hệ thống báo cháy tự động

Một hệ thống báo cháy tự động bao gồm 03 thành phần chính là trung tâm báo cháy, cảm biến đầu vào và thiết bị cảnh báo đầu ra.

Tủ báo cháy trung tâm được thiết kế dạng tủ, có bình ắc quy dự phòng và có các mô-đun SIM điện thoại để quay số khẩn cấp.

  1. Cảm biến (thiết bị đầu vào – Initiating devices): là hệ thống các đầu dò cảm biến giữ nhiệm vụ phát hiện các đám cháy hoặc khói. Bao gồm đầu dò khói, đầu dò nhiệt, đầu dò khí gas, đầu dò carbon monoxide và nút nhấn khẩn cấp.  Các đầu dò cảm biến sẽ nối dây về trung tâm báo cháy.
  2. Trung tâm báo cháy (bộ xử lý trung tâm): tiếp nhận, phân tích và xử lý tín hiệu từ các đầu dò cảm biến gửi đến.
  3. Loa, còi báo cháy (thiết bị đầu ra): là các thiết bị báo cháy như còi báo cháy, loa báo cháy, bộ quay số điện thoại khẩn cấp.

Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường- Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.

Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường
Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường

Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường

– Hệ thống báo cháy thường hoạt động dựa trên nguyên tắc nhận tín hiệu đầu vào xuất tín đầu ra điều khiển chuông đèn..không kích hoạt tùy ý như hệ thống báo cháy địa chỉ.

Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường
Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường

– Thiết bị sử dụng cho hệ thống báo cháy loại thường thì vẫn sử dụng được cho hệ thống báo cháy địa chỉ nhưng thiết bị của hệ địa chỉ thì không sử dụng được cho hệ thường. Hệ địa chỉ có thể lập trình điều khiển linh hoạt theo ý muốn còn hệ báo cháy thường thì không lập trình như vậy được.

Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường
Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường

Những lý do chuông báo cháy có thể không hoạt động

Không phải nhà nào cũng gắn chuông báo cháy. Nhưng một câu chuyện khác còn quan trọng hơn, đó là không phải chuông báo cháy nào cũng hoạt động vì nhiều lý do.

Muốn biết chuông báo động tại nơi mình sinh sống có hoạt động được không, bạn cần phải trả lời được 3 câu hỏi như sau:

  • Chuông báo cháy là loại nào?
  • Có được lắp đặt đúng chỗ?
  • Và nó được lắp đặt từ bao giờ?

Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thường- Hướng dẫn đọc bản vẽ sơ đồ

Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thường được thiết kế theo tiêu chuẩn VN TCVN 5738 – 2001 & TCVN 3890 – 200. Trong đó: 

  • Trung tâm báo cháy: có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các đầu báo cháy và xử lý tín hiệu, điều khiển thiết bị đầu ra như: chuông đèn, van xả khí,…
  • Các vùng báo cháy: được hiển thị thông qua kênh đã được cài đặt từ trước và các vùng đã hiển thị trên màn hình LCD của trung tâm điều khiển.
  • Đầu báo: là loại đầu báo khói, nhiệt,… có tác dụng chuyển thông tin về trung tâm xử lý khi có cháy.
  • Thiết bị báo động trong hệ thống: là các loại còi, đèn chớp, chuông,… Các loại thiết bị này sẽ phát ra âm thanh, ánh sáng chớp khi có lệnh từ trung tâm xử lý thông tin.
  • Công tắc khẩn: gồm 2 loại trong đó 1 loại tác dụng kích hoạt hệ thống báo cháy bằng tay.
  • Các thiết bị xuất hiện trong sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy được kết nối với nhau bằng cáp đi trong ống tráng kẽm.
  • Nguồn điện cho trung tâm 220VAC khi mất điện trung tâm sẽ tự động chuyển hóa sang chế độ lấy nguồn điện dự phòng từ ắc quy.
  • Trung tâm điều khiển (4,8,16… kênh, 2,4,8 Loop…) được đặt tại nhà bảo vệ
  • Đầu báo nhiệt cố định chống nổ được nhà thiết kế đáp ứng phạm vi bảo vệ tòa nhà.
  • Còi đèn chớp và nút nhấn được sắp xếp tại khu vực dễ quan sát giúp người dùng có thể dễ dàng thao tác.                     

Trên đây là những thông tin về sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thườngSafety Care muốn cung cấp đến các bạn. Hy vọng, thông qua bài viết này, mọi người có thể dễ dàng đọc sơ đồ hệ thống báo cháy và giải quyết các sự cố cháy nổ một cách kịp thời.