Lắp đặt đường dây điện là giai đoạn then chốt của hệ thống báo cháy. Đơn vị thi công cần chuẩn bị kỹ lưỡng thiết bị và bố trí hợp lý theo không gian. Ngoài ra, cần có sơ đồ đi dây rõ ràng để lắp đặt thuận lợi. Dưới đây là Sơ Đồ Đấu Dây Đầu Báo Khói chi tiết nhất với sơ đồ cụ thể. Hãy cùng Huanluyenantoanlaodong theo dõi để hiểu rõ hơn nhé!
Hệ thống báo cháy, báo khói bao gồm những gì? Sơ Đồ Đấu Dây Đầu Báo Khói
Hệ thống thiết bị báo cháy cơ bản sẽ bao gồm những thiết bị như trung tâm điều khiển, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra (chuông báo)…
- Trung tâm điều khiển thường được thiết kế dưới dạng tủ. Và bao gồm mainboard, bo mạch, bộ nguồn và acquy
- Thiết bị báo cháy đầu vào sẽ có những thiết bị bao gồm công tắc nút khẩn cấp, các đầu báo cháy. Đầu báo cháy có thể là đầu báo khói quang, báo nhiệt hay báo khói thông thường
- Thiết bị đầu ra gồm có chuông báo, màn hình hiển thị, còi báo, đèn EXIT…
Bên cạnh đó, hệ thống báo cháy cũng được phân loại thành hệ thống báo cháy thường. Và loại còn lại là báo cháy địa chỉ. Mỗi loại sẽ có cách đấu dây đầu báo khói, báo cháy khác
Đầu báo khói là gì?
Đầu báo khói hay còn gọi là đầu dò khói là một thiết bị báo cháy có nhiệm vụ phát hiện sớm hiện tượng cháy nổ bằng cách nhận biết khói trong khu vực. Khói là một hiện tượng điển hình của cháy. Đa số đầu báo khói sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy nhưng có một số đầu báo khói dành cho gia đình sẽ phát tín hiệu âm thanh thông báo tại chỗ.
Đầu báo khói có khả năng phát hiện ra đám cháy sớm hơn so với đầu báo nhiệt do nhiệt độ truyền trong không khí chậm hơn nên để có khả năng phát hiện ra đám cháy sớm người ta sẽ sử dụng đầu báo khói.
Phân loại đầu báo khói
Hiện có hai loại đầu báo khói đó là đầu báo khói ion hóa và quang điện, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về hai loại này.
- Đầu báo khói ion
Đầu báo khói ion dùng một nguồn bức xạ nhỏ (americium-241) để tạo ra các hạt alpha. Các hạt alpha này làm cho không khí trong một buồng nhỏ bị ion hóa, tức là tách ra thành các điện tử và các ion dương. Các điện tử và các ion dương này được thu vào hai bản điện cực có điện áp khác nhau, tạo ra một dòng điện nhỏ. Khi có khói vào buồng, nó sẽ làm giảm số lượng các ion và điện tử, do đó làm giảm dòng điện. Đầu báo khói sẽ phát hiện sự thay đổi này và báo động.
Nhược điểm là do sử dụng chât phóng xạ nên điều này sẻ ảnh hướng đến môi trường và việc bảo trì bảo dưỡng phải do các cơ sở có đầy đủ điều kiện về an toàn phóng xạ.
Giá thành của đầu báo khói ion hóa rẻ hơn với một đầu báo khói quang, tuy nhiên dễ xảy ra những tiếng báo động giả và chỉ thích hợp với những đám cháy có hạt khói không nhìn thấy được.
- Đầu báo khói quang điện
Đầu báo khói quang điện là một loại thiết bị dùng để phát hiện khói bằng cách sử dụng nguyên lý quang điện. Có hai cách để đầu báo khói quang điện hoạt động:
- Cách thứ nhất là dựa vào sự gián đoạn của một chùm ánh sáng do khói. Khi không có khói, chùm ánh sáng từ một nguồn sáng (như một diode phát sáng) đến một tế bào quang điện không bị cản trở. Khi có khói, chùm ánh sáng bị ngăn chặn và tế bào quang điện không nhận được ánh sáng. Điều này làm giảm dòng điện trong tế bào và kích hoạt báo động.
- Cách thứ hai là dựa vào sự tán xạ của ánh sáng do khói. Khi không có khói, chùm ánh sáng từ một nguồn sáng (như một diode phát sáng) chỉ chiếu thẳng đến một tế bào quang điện ở một vị trí cố định. Khi có khói, chùm ánh sáng bị phân tán bởi các hạt khói và một phần ánh sáng được hướng đến các tế bào quang điện khác ở các vị trí khác nhau. Điều này làm tăng dòng điện trong các tế bào và kích hoạt báo động.
Đầu báo khói quang điện có nhiều ưu điểm so với các loại đầu báo khác. Chúng có thể phát hiện được các đám cháy âm ỉ, phản ứng nhanh với tất cả các loại đám cháy và có tuổi thọ cao hơn. Vì vậy, đầu báo khói quang điện được tin dùng và ưa chuộng trên thị trường.
Nguyên lý làm việc của đầu báo khói
Đầu báo khói là thiết bị quan trọng trong hệ thống báo cháy. Tùy vào loại hệ thống, đầu báo khói có nguyên lý hoạt động khác nhau. Nhưng chung quy, các hệ thống đều dựa trên nguyên lý khép kín. Có ba bước chính trong quá trình hoạt động của đầu báo khói:
- Bước 1: Đầu báo khói phát hiện dấu hiệu của đám cháy, như khói, nhiệt độ, ánh sáng… và gửi tín hiệu về tủ trung tâm báo cháy.
- Bước 2: Tủ trung tâm báo cháy xử lý tín hiệu và kiểm tra xem có phải là đám cháy hay không. Nếu có, tủ sẽ cảnh báo cho người giám sát và kích hoạt thiết bị đầu ra.
- Bước 3: Thiết bị đầu ra, như chuông, còi, loa… sẽ phát âm thanh to để mọi người biết có cháy và thoát ra ngoài an toàn.
Hệ thống báo cháy có hai loại: thông thường và địa chỉ. Hệ thống thông thường chỉ cảnh báo về sự cố chung, không chỉ rõ vị trí của đám cháy. Hệ thống này có chi phí thấp hơn, phù hợp với các công trình nhỏ và vừa. Hệ thống địa chỉ có thể xác định được vị trí cụ thể của đầu báo khói nào phát hiện được đám cháy. Hệ thống này có chi phí cao hơn, nhưng an toàn và tiện lợi hơn cho các công trình lớn và phức tạp.
Vị trí lắp đặt thiết bị đầu báo khói
Theo ấn bản mới nhất của bộ những quy định về lắp đặt các thiết bị báo cháy NFPA 72. Các thiết bị báo cháy nên được lắp đặt bên trong cũng như bên ngoài mỗi phòng ngủ, (như hành lang, nơi kết nối nhiều căn phòng với nhau), và trên mọi tầng của ngôi nhà, bao gồm cả tầng hầm.
Có một điều cũng quan trọng không kém đó là bạn nếu bạn lắp đặt các thiết bị báo khói trên tường thì chúng nên cách trần nhà không quá 12 inch (vì khói bốc lên), cũng như không nên lắp đặt chúng gần cửa ra vào, cửa sổ hoặc lỗ thông hơi nơi các luồng khí có thể gây trở ngại tới khả năng phát hiện khói của thiết bị.
Nhưng lưu ý khi sử dụng đầu báo khói
Khi sử dụng đầu báo khói, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Các thiết bị báo khói có tuổi thọ giới hạn và cần được thay thế định kỳ. Theo Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia (NFPA), bạn nên thay thế hệ thống chuông báo khói sau mỗi 10 năm để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cảm biến.
- Các thiết bị báo khói thông minh cũng không phải là ngoại lệ. Nest, một trong những nhà sản xuất hàng đầu về thiết bị báo khói thông minh, cho biết rằng các máy dò khí CO của họ cần phải được thay thế sau 5-7 năm. Do đó, bạn nên lập kế hoạch thay thế toàn bộ thiết bị theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
Tầm quan trọng của sơ đồ đấu dây đầu báo khói và lắp đặt đầu báo khói
Đầu báo khói là một thiết bị quan trọng trong hệ thống báo cháy, giúp phát hiện khói và kích hoạt báo động khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, để đầu báo khói hoạt động hiệu quả, cần phải có một sơ đồ đấu dây và lắp đặt phù hợp với từng loại đầu báo khói và từng công trình cụ thể. Sơ đồ đấu dây và lắp đặt đầu báo khói có những tác dụng sau:
- Giúp thiết kế và bố trí các thiết bị trong hệ thống báo cháy một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm chi phí. Sơ đồ sẽ cho biết vị trí, số lượng, loại và ký hiệu của các đầu báo khói, cũng như cách nối dây và nguồn điện cho chúng.
- Giúp triển khai và thi công công trình một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn. Sơ đồ sẽ làm cơ sở để các nhân viên kỹ thuật thực hiện việc lắp đặt, kiểm tra và vận hành các thiết bị trong hệ thống báo cháy.
- Giúp giao tiếp và thỏa thuận giữa các bên liên quan trong quá trình thi công công trình, như chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp, cơ quan quản lý… Sơ đồ sẽ làm tài liệu tham chiếu để các bên trình bày, thống nhất và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Giúp nâng cao tính thẩm mỹ của công trình, hạn chế những sai sót và lỗi kỹ thuật có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Sơ đồ sẽ giúp kiểm soát chất lượng của công trình và đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Những lưu ý Khi lên sơ đồ đi dây cho hệ thống báo cháy
Khi lên sơ đồ đi dây cho hệ thống báo cháy, cần lưu ý những điểm sau:
- Kết nối các mạch vòng và mạch nhánh một cách chính xác và đồng bộ, tránh gây nhầm lẫn hoặc mất liên lạc giữa các thiết bị.
- Đấu dây nguồn theo đúng quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo cung cấp đủ điện áp và dòng điện cho hệ thống.
- Nối các dây tín hiệu với tất cả các thiết bị như còi báo cháy, đèn báo cháy, nút nhấn khẩn cấp, cảm biến khói… và kiểm tra chức năng hoạt động của chúng.
- Xử lý dây điện gọn gàng và an toàn, tránh để dây điện quá dài hoặc quá ngắn, quấn dây vào nhau hoặc để dây lộ ra ngoài tường làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và an ninh của khu vực lắp đặt.
Tiêu chuẩn lắp đặt đầu báo khói, nguyên lý hoạt động
Để lên được sơ đồ và cách đấu đầu báo khói. Cần phài tìm hiểu về những thiết bị cũng như cách thức hoạt động của từng phần trong hệ thống. Đặc biệt là phải bố trí thiết bị cho phù hợp với không gian của mô hình. Đảm bảo hệ thống được lắp đặt nhanh chóng, đúng quy chuẩn.
Sơ đồ cách đấu đầu báo khói
Tham khảo một số sơ đồ đấu dây dưới đây để nắm rõ khi thi công lắp đặt. Cần lưu ý đảm bảo khoảng cách giữa các đầu báo khói:
Sơ đồ đấu chuông báo cháy
Hướng dẫn cách đấu module báo cháy
Cách đấu dây đèn báo phòng
Cách đấu tủ báo cháy
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Sơ Đồ Đấu Dây Đầu Báo Khói. Huanluyenantoanlaodong hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.