Fructozo Không Phản Ứng Với Chất Nào Sau Đây? Điều này sẽ được Huanluyenantoanlaodong giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Câu hỏi: Fructozo Không Phản Ứng Với Chất Nào Sau Đây?
A.Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
B.H2 có Ni xúc tác, đun nóng.
C.Nước Brom.
D.Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
Đáp án đúng C:
Fructozo không phản ứng với nước brom, fructozo phản ứng với (1) Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, (2) H2 có Ni xúc tác, đun nóng và (3) Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
Giải thích lý do chọn đáp án C:
Fructozo là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước, vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%).
Giải thích lý do không chọn các đáp án còn lại:
Fructozo phản ứng với (1) Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, (2) H2 có Ni xúc tác, đun nóng và (3) Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(1) fructozơ glucozơ
→ fructozơ có phản ứng tráng bạc
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
(2) CH2OH[CHOH]3-CO-CH2OH + H2CH2OH[CHOH]4CH2OH
(3) 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
Tính chất hóa học của Fructozo
Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.
- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường.
- Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức.
- Tính chất của xeton
- Tác dụng với H2 tạo sobitol.
- Cộng HCN
- Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Nhưng fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.
Fructozơ không phản ứng với nước brom
Dùng dung dịch nước Br2 có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ do phản ứng của glucozơ xảy ra làm mất màu nước brôm nếu dùng dư. Phương trình phản ứng diễn ra như sau:
CH₂OH[CHOH]₄CHO + Br₂ + H₂O → CH₂OH[CHOH]₄COOH + 2HBr.
Glucozơ có nhóm chức anđehit nên có thể thể tham gia phản ứng, fructozơ do không có nhóm này thay vào đó là nhóm chức xeton nên không xảy ra hiện tượng gì.
Trong môi trường kiềm thì fructozơ chuyển hóa thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH–)⇄ Glucozơ. Vì vậy không thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng các thuốc thử có môi trường kiềm.
Định nghĩa về Fructozơ
- Fructozơ được biết đến là một monosaccharide ketonic đơn giản và được tìm thấy ở nhiều loài thực vật, nơi nó thường được liên kết với glucozơ để tạo thành các disaccharide sucrose.
- Fructozơ là một trong ba monosacarit dùng cho ăn kiêng: Cùng với glucozơ và galactose, fructozơ được hấp thụ trực tiếp vào máu trong quá trình tiêu hóa.
Cấu trúc phân tử của Fructozơ
- Công thức phân tử C6H12O6
- Công thức cấu tạo CH2OH−CHOH−CHOH−CHOH−CO−CH2OH
- Trong dung dịch, frutozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh.
Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- Fructozơ tinh khiết và khô chính là chất rắn kết tinh rất ngọt, có màu trắng và không mùi. Đây là loại đường tan trong nước tốt nhất.
- Fructozơ còn được tìm thấy trong mật ong, cây và trái của cây nho, hoa, quả, và hầu hết một số các loại rau củ.
Tác hại của đường fructozo đối với cơ thể
Khi sử dụng fructozo quá nhiều sẽ gây nên một số những tác hại như:
- Tăng axit uric, gây bệnh gút và huyết áp cao.
- Gây ngưng đọng chất béo trong gan, khả năng cao gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.
- Sử dụng nhiều fructozo sẽ không ngăn cơn thèm ăn như glucose, khiến bạn ăn nhiều hơn.
- Lượng fructozo lớn có thể gây kháng leptin và rối loạn chất béo nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh béo phì.
- Fructozo sẽ làm tăng cholesterol, gây tích tụ chất béo cho các cơ quan nội tạng hay còn gọi với cái tên mỡ nội tạng, gia tăng khả năng mắc bệnh tim.
Có thể thấy khi sử dụng fructozo với một lượng nhiều sẽ gây nên các bệnh mãn tính ở người.
Nạp fructozo như thế nào là hợp lý
Đường fructozo có mặt trong nhiều loại trái cây và thực phẩm. Loại đường này sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu bạn sử dụng với một lượng lớn. Do vậy bạn cần nên nạp fructozo một cách hợp lí bằng cách thay đổi thói quen ăn uống để đảm bảo an toàn hơn
- Thay vì uống nước ngọt, soda bạn nên sử dụng nước lọc, nước suối hoặc các loại trà. Có thể thay thế bằng một cốc nước ép, sinh tố bằng trái cây tươi. Không chỉ tốt cho vóc dáng mà còn giúp ngăn ngừa các ảnh hưởng của fructozo đối với cơ thể.
- Trong ăn uống bạn nên sử dụng dầu ô liu, giấm táo thay vì sử dụng dầu ăn bình thường. Hạn chế ăn kẹo, các loại bánh ngọt.
Quan trọng nhất bạn nên lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ và và hạn chế sử dụng những thực phẩm đóng hộp. Bởi lương fructozo trong các sản phẩm này chiếm một lượng khá cao.
Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là gì ?
Sử dụng nước Br₂ để phân biệt glucozơ và fructozơ.
Giải thích:
Trong môi trường kiềm thì fructozơ chuyển hóa thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH–)⇄ Glucozơ. Vì vậy không thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng các thuốc thử có môi trường kiềm.
Dùng dung dịch nước Br2 có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ do phản ứng của glucozơ xảy ra làm mất màu nước brôm nếu dùng dư. Phương trình phản ứng diễn ra như sau:
CH₂OH[CHOH]₄CHO + Br₂ + H₂O → CH₂OH[CHOH]₄COOH + 2HBr.
Glucozơ có nhóm chức anđehit nên có thể thể tham gia phản ứng, fructozơ do không có nhóm này thay vào đó là nhóm chức xeton nên không xảy ra hiện tượng gì.
Trên đây là các thông tin giải đáp Fructozo Không Phản Ứng Với Chất Nào Sau Đây? Huanluyenantoanlaodong hi vọng bài viết này hữu ích với bạn!