training@safecare.com.vn

An toàn làm việc trong không gian kín

Các biện pháp làm việc an toàn trong không gian kín

Chúng ta thường nghe đến những vụ ngạt khí ga hay sập trần trong hầm mỏ. Những người công nhân làm việc trong những không gian kín như vậy luôn phải đối mặt với nguy cơ bị kẹt lại hay thậm chí thiệt mạng. Vì thế vấn đề an toàn lao động khi làm việc trong không gian kín luôn được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số quy tắc an toàn khi làm việc trong không gian kín.

Thế nào là không gian kín

Không gian kín là những nơi không gian bị giới hạn bởi khoảng không, lối vào chật hẹp, điều kiện thao tác hạn chế, không được thông khí thường xuyên, bầu không khí tiềm ẩn các mối nguy hiểm như nhiễm độc, không đủ hàm lượng oxy cần thiết cho hô hấp, ẩm ướt, các đường ống nối với không gian làm việc có nguy cơ xả các chất vào bên trong…

Những nơi làm việc không gian kín thường là các bồn chứa, bể kim loại, hầm lò, đường ống, hố đào…An toàn làm việc trong không gian kín phải được đặt lên hàng đầu.

Các mối nguy trong không gian kín

Thiếu oxy. Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích).Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do các khí khác như CO­2 chiếm chỗ oxy, các loại vi khuẩn hiếm khí ăn hết oxy, do một số loại hóa chất phản ứng với oxy…

Khí độc. Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);Khí độc có thể tràn vào và làm mất an toàn làm việc trong không gian kín từ các đường ống thông với khu vực làm việc, hoặc khí độc có thể có sẵn trong nơi làm việc như lòng đất hoặc hầm lò…

Hóa chất. Phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da

Nguy cơ cháy nổ. Không gian hạn chế chứa các chất dễ cháy nổ. Các chất dễ cháy nổ này có thể tồn tại bên trong không gian hạn chế ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ;Trong không gian làm việc kín có các chất cháy nổ tiềm ẩn, nếu nhiệt độ trong không gian tăng quá cao hay sử dụng các vật liệu, chất liệu dễ cháy nổ, cháy nổ có thể xảy.

Khói bụi.Không gian thiếu gió, không thông thoáng, bụi tạo ra trong quá trình làm việc.

Nguy cơ điện giật. Do tiếp xúc nguồn điện chiếu sáng hoặc nguồn điện máy công cụ, máy hàn…

Các biện pháp làm việc an toàn trong không gian kín

Thực hiện các biện pháp cách ly hay cô lập không gian kín nhằm ngăn chặn các tác động từ phía ngoài như áp suất, nhiệt độ hay các nguồn năng lượng khác.

Trước khi vào không gian làm việc, phải tiến hành đo khí để xác định được điều kiện an toàn làm việc an toàn trong không gian kín. Công việc này phải được tiến hành bởi người được đào tạo và luôn ưu tiên dùng các biện pháp đo từ bên ngoài.

Các biện pháp làm việc an toàn trong không gian kín
Các biện pháp làm việc an toàn trong không gian kín

An toàn làm việc trong không gian kín cần được huấn luyện, đào tạo

Sau khi xác định điều kiện khí trong không gian làm việc, tiến hành đánh giá rủi ro và kiểm soát công ciệc bằng hệ thống giấy phép làm việc.Hệ thống giấy phép này phải được tuân thủ và tiến hành đúng trình tự.

Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ và thiết bị ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp. Các loại dụng cụ cấp cứu như bình thở, dây cứu nạn, đèn, cáng…

Làm việc tại nơi sử dụng lửa hoặc một nguồn bắt lửa (công việc tạo ra sức nóng) không nên tiến hành trong không gian hạn chế, trừ khi:

– Tất cả các khí dễ cháy, chất lỏng và hơi được loại bỏ trước khi bắt đầu bất kỳ công việc tạo ra sức nóng nào. Hệ thống thông gió cơ khí thường được sử dụng để:

  1. Giữ nồng độ của các chất có nguy cơ cháy nổ ít hơn 10% Giới hạn nổ thấp hơn của các chất đó.
  2. Bảo đảm hàm lượng ôxy trong không gian hạn chế không được làm giàu. Hàm lượng ôxy nên ít hơn 23% nhưng vẫn duy trì ở mức cao hơn 18%. (Những con số này có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào các quy định pháp lý).

– Bề mặt được phủ một lớp vật liệu dễ cháy nên được làm sạch hoặc chống bắt lửa.

– Nếu có thể, không mang nhiên liệu hoặc bình chứa nhiên liệu vào không gian hạn chế (ví dụ: xăng, propan). Đảm bảo thiết bị hàn đang trong trạng thái hoạt động tốt.

– Nếu được, sử dụng các công cụ chống tia lửa, và đảm bảo tất cả thiết bị được liên kết hoặc nối đất chính xác.

Phải thực hiện các biện pháp chống lở, sập, ngập lụt thường xuyên.Khi một thiết bị bất kỳ nào được phát hiện là trục trặc, phải dừng ngay công việc và có biện pháp thoát hiểm.