Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính mạng và tài sản khi có sự có hỏa hoạn sảy ra.
Việc lắp đặt hệ thống báo cháy tự động giúp chúng ta có thể dễ dàng phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát hay nguy cơ xảy ra đám cháy, đồng thời cảnh báo cho mọi người biết để có các phương án sử lý thích hợp
Hệ thống báo cháy tự động là gì?
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,…). Hoặc bởi con người thông qua nút nhấn khẩn cấp.
Hệ thống có khả năng hoạt động độc lập, tự động liên tục 24/24 giờ. Đặc biệt, với hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy khói thì nó còn có nhiệm vụ quan trọng hơn là “cảnh báo”, tức là phát hiện và thông báo sự sắp cháy, sự cháy âm ỉ chưa có ngọn lửa.
Lợi ích của việc lắp đặt hệ thống báo cháy tự động
- Báo trước những hiểm họa sắp xảy ra nhờ hệ thống các đầu báo khói, báo nhiệt,…
- Dễ dàng xử lí khi sự cố xảy ra nhờ những thiết bị chữa cháy được thiết kế phù hợp và rất dễ sử dụng.
- Tránh được những mối nguy hiểm và hạn chế các hậu quả do hỏa hoạn gây ra.
- Mang lại cảm giác an toàn và sự thoải mái về tinh thần cho người sử dụng.
Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
Các thành phần cơ bản của hệ thống báo cháy tự động
Trung tâm báo cháy
Được thiết kế dạng tủ gồm các thiết bị chính: một mainboard điều khiển, các module, một biến thế và một battery.
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động.
Có khả năng nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc các tín hiệu sự cố kỹ thuật, hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy.
Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy. Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch.
Thiết bị đầu vào
Gồm các thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy (sự tăng nhiệt, tỏa khói, phát sáng, phát lửa), và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy. Gồm các thiết bị như: Đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…, công tắc khẩn.
Thiết bị đầu ra
Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi các thông tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.
Bảng hiển thị phụ (bàn phím), chuông báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn exit, bộ quay số điện thoại tự động.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tự động
Chế độ trực
Bình thường toàn bộ hệ thống ở chế độ trực. ở chế độ này trung tâm báo cháy luôn có tín hiệu kiểm tra sự làm việc đến các thiết bị trong hệ thống đồng thời các đầu báo cháy địa chỉ, modul… cũng có tín hiệu hồi đáp về trung tâm.
Định kỳ, theo thời gian (tuỳ đặt) trung tâm sẽ in tình trạng của hệ thống và thông tin về các thiết bị cần bảo dưỡng. Trong mạch luôn có dòng điện Io chạy qua.
Chế độ giám sát
Trong chế độ giám sát nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị thì trung tâm sẽ chuyển sang chế độ sự cố.
Mọi thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng LCD. Khi lỗi được khắc phục chế độ sự cố sẽ kết thúc và tự đưa hệ thống về chế độ giám sát bình thường.
Khi phát hiện hoặc sảy ra cháy
Khi có hiện tượng về sự cháy (nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) thì các thiết bị đầu vào nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
Trung tâm sẽ xử lý các thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone hay địa chỉ) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra.
Các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra cháy và xử lý kịp thời.
Trong trường hợp trung tâm báo cháy có cài đặt thêm chức năng giám sát các thiết bị khác thì khi có sự có thay đổi về trạng thái của thiết bị thì hệ thống sẽ chuyển sang thông báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái.
Thông tin về sự thay đổi này sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lòng của trung tâm. Chế độ này cũng sẽ tự kết thúc nếu các thiết bị cần giám sát trở về vị trí bình thường.
Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001 hệ thống báo cháy tự động phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.
- Chuyển tín hiệu cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay những biện pháp thích hợp.
- Có khả năng chống nhiễu tốt (nhiễu thường xảy ra khi dây dẫn tín hiệu nằm trong vùng có điện trường mạnh hoặc khi dây dẫn đặt cạnh dây điện). Như vậy để chống nhiễu có thể sử dụng dây tín chống nhiễu hoặc dây tín hiệu thông thường nhưng phải được đi trong ống kim loại.
- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống.
- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
- Hệ thống phải hoạt động liên tục trong mọi điều kiện (nguồn AC, DC)
- Việc lắp đặt các đầu báo cháy với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (Điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện ra sự cố…).
- Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.
- Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp trong hệ thống.
- Hệ thống báo cháy tự động ngoài đáp ứng những yêu cầu trên thì các bộ phận của hệ thống cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu riêng của nó theo đúng như tiêu chuẩn đã đề ra.
Sơ đồ hệ thống báo cháy tự động
Các thành phần cơ bản của hệ thống báo cháy tự động bao gồm:
- Bình chữa cháy
- Hệ thống ống dẫn
- Vòi phun
- Màn hình hiển thị
- Chuông báo
- Bộ phận kích hoạt hệ thống bằng tay
- Đồng hồ chỉ thị chế độ hoạt động
- Đầu dò, đầu báo
- Màn chắn lửa
- Tủ trung tâm
Quy trình thi công, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động
Trước khi tiến hành thi công, lắp đặt phòng cháy, chữa cháy thì phía cơ sở và công ty thi công ty thi công phòng cháy phải lập hồ sơ thiết kế phương án thi công sau đó phải thẩm duyệt tại cơ quan chức năng. Sau đó mới được tiến hành lắp đặt chữa cháy theo quy trình như sau:
Bước 1: Đi dây cáp tín hiệu
Thực hiện đi dây tất cả các vị trí đặt đầu báo khẩn, vị trí đặt trung tâm báo cháy.
Các đường dây phải được lắp đặt có thẩm mỹ và đạt tiêu chuẩn về an toàn. Dây phải được luồn trong ống luồn dây để đảm bảo độ bền và tính an toàn cho hệ thống
Bước 2: Đo điện trở
Tiến hành đo điện trở cách điện cho hệ thống dây đã lắp đặt đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho hệ thống.
Bước 3: Lắp đặt các thiết bị
Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm: Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, nó quyết định đến chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động có khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật.
Trong các trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến các nơi báo cháy. Có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mach…
Đầu báo khói : Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, dấu hiệu khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s.
Mật độ môi trường là 15% – 20% nếu nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.
Công tắc khẩn: Được lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang để dễ sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyển thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.
Còi báo cháy: Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.
Bước 4: Kiểm tra và chạy thử
Kiểm tra hoạt động của tủ trung tâm
- Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không
- Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không
- Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không
- Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ ( luôn ở chế độ auto )
- Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm : xem các CB có sự cố khác thường không , CB luôn ở trạng thái ON
- Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không
- Kiểm tra bộ sạc bình tự động : giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
Chạy thử toàn bộ hệ thống và bàn giao
- Sau khi hệ thống chạy thử sẽ test điểm các đầu báo khói để kiểm soát và làm quen tình trạng hoạt động của hệ thống.
- Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
PCCC Hải Minh là nhà thầu thi công phòng cháy chữa cháy uy tín trụ sở chính tại Hà Nội. Chúng tôi chuyên nhận thi công phòng cháy tại Hà Nội, thi công phòng cháy tại Hưng Yên, thi công phòng cháy tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận….
PCCC Hải Minh chuyên thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy karaoke, thi công hệ thống chữa cháy cho chung cư cao tầng, hệ thống chữa cháy cho trung tâm thương mại, hệ thống chữa cháy cho khu công nghiệp- nhà xưởng
Khi thực hiện công việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, công ty chúng tôi luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn về thi công phòng cháy, bảo hành và bảo trì phòng cháy chữa cháy dài hạn cho các công trình đã thi công.