training@safecare.com.vn

Các lỗi thường gặp khi thi công, lắp đặt PCCC

Quá trình thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy rất quan trọng, cần làm theo đúng thiết kế đã thẩm duyệt, cần có đội ngũ kỹ sư thi công am hiểu hệ thống và có nhiều kinh nghiệm để tránh các lỗi gây ảnh hưởng tới hoạt động, sử dụng sau này.

Khi đô thị hóa phát triển xuất hiện nhiều khu trung tâm thương mại, chung cư nhà cao tầng các chủ đầu tư cũng đã ý thức việc xây dựng hệ thống PCCC nhưng chưa thực sự am hiểu cũng như đạt các tiêu chuẩn PCCC tại Việt Nam, đã xảy ra sự cố cháy nổ không mong muốn.

Các lỗi thường gặp khi thi công, lắp đặt PCCC

Nguyên nhân là do

  • Lỗi ngay khi thiết kế bản vẽ hệ thống
  • Lỗi trong quá trình thi công chưa đạt tiêu chuẩn PCCC
  • Tính toán chưa thực sự khoa học, tối ưu
  • Quá trình trang bị, bố trí các thiết bị chưa chú trọng tới người sử dụng

Yêu cầu cơ bản cần tuân thủ trong thi công phòng cháy

  1. Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
  2. Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.
  3. Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
  4. Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung , cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo cháy bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy;
  5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy đảm bảo yêu cầu phục vụ chữa cháy.

Các lỗi thường gặp phải khi thi công PCCC

Lỗi về khoảng cách lắp đặt và nhiệt độ kích hoạt vòi phun

Lỗi về khoảng cách lắp đặt và nhiệt độ kích hoạt vòi phun

Nhiệt độ cháy yêu cầu phải đạt mức 70°C, trong khi đó, các đầu phun chữa cháy tự động lại được bố trí trên các trần cao từ 2.5 đến 3 m.

Ở độ cao này, với các đám cháy chỉ lan ở sàn nhà thì nếu chờ đến khi các đầu phun có thể cảm ứng được nhiệt độ 70°C, đám cháy có thể đã lan ra rất rộng.

Do đó, lắp đặt các loại sprinkler như vậy sẽ làm giảm hiệu quả tác dụng tự ứng cứu của hệ thống PCCC.

Lỗi bố trí vòi chữa cháy dạng cuộn ngoài hành lang các khu chung cư

Lỗi bố trí vòi chữa cháy dạng cuộn ngoài hành lang các khu chung cư

Vòi chữa cháy dạng cuộn thường khó sử dụng và đa số mọi người không biết cách sử dụng thiết bị này nếu chưa từng được huấn luyện qua. 

Các vòi chữa cháy dạng cuộn để ngoài hành lang chỉ nên dùng cho các đám cháy lớn, còn đám cháy nhỏ thì nên dùng bình CO2, hay bình bột vì tính nhanh gọn và linh động. 

Việc sử dụng các vòi dạng cuộn phải được huấn luyện bài bản, do đó, một người chưa từng được hướng dẫn sử dụng loại vòi này thì khó có thể sử dụng chúng để chữa cháy.

Hơn nữa, khi cháy lớn xảy ra, mọi người thường có tâm lí hoảng loạn, sợ hãi và ít ai có thể bình tĩnh để sử dụng thiết bị này.

Lắp đặt hệ thống ống lạnh không đúng cách

Lắp đặt hệ thống ống lạnh không đúng cách

Hệ thống ống lạnh không phải một phần của hệ thống PCCC nhưng nó sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ với hệ thống PCCC. Nếu có cháy xảy ra ở hệ thống ống lạnh thông thường sẽ lan ra rất nhanh và dường như không thể chữa được.

Hệ thống ống lạnh nằm sát trần bê tông, trên mặt trần la phông, trong khi đầu báo cháy và đầu phun nước tự động thường nằm thấp hơn khoảng 300 mm nên hệ thống báo cháy cũng như hệ thống phun sẽ không hoạt động nếu ống lạnh xảy ra cháy.

Ngoài ra, ống lạnh hoạt động như có một lớp bông giữ nhiệt quấn quanh, ống dẫn được gò bằng tôn kẽm, và có quạt hút gió cũng làm tăng khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt.

Nếu có một vị trí nào cháy trong hệ thống ống lạnh thì sẽ lan ra toàn bộ hệ thống một cách nhanh chóng.

Không có bể dự trữ nước cho chữa cháy, hoặc dùng chung với bể nước sinh hoạt

Không có bể dự trữ nước cho chữa cháy, hoặc dùng chung với bể nước sinh hoạt

Khi không có bể dự trữ, hoặc nếu có nhưng nguồn nước cấp vào bể yếu, sẽ không thể đảm bảo phục hồi đủ nước chữa cháy trong thời gian 24 giờ.

Ngoài ra, một số công trình còn thiết kế cấp nước chữa cháy theo kiểu tự chảy từ bể nước trên mái, nhưng như vậy là không đảm bảo lưu lượng và áp lực chữa cháy, nhất là cho các tầng trên cùng.

Cách khắc phục các lỗi trong thiết kế, thi công phòng cháy

  • Dựa trên dự án thi công, phải khảo sát thực tế để lên bản thiết kế hệ thống có sự tính toán khoa học, chính xác.
  • Các bản thiết kế phòng cháy cần qua thẩm duyệt đạt các tiêu chuẩn PCCC mới được áp dụng vào thi công.
  • Nên khắc khe giám sát quá trình thi công phòng cháy đúng theo bản vễ thiết kế thẩm duyệt.
  • Sau khi hoàn thành hệ thống PCCC cần phải kiểm tra thử nghiệm các hệ thống đã thực sự hoạt động tốt chưa và hướng dẫn sơ bộ cách dùng khi áp dụng vào thực tế.

Trên đây Safety care đã tổng hợp Các lỗi thường gặp khi thi công, lắp đặt PCCC, mong là những thông tin này hữu ích cho bạn.