Câu nghi vấn là một loại câu được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp và văn viết. Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc, hiện tượng,… và cần được giải đáp.
Trong bài viết này, hãy cùng Huanluyenantoanlaodong tìm hiểu về đặc điểm hình thức câu nghi vấn và một số kiến thức liên quan đến loại câu này.
Câu nghi vấn là gì? Đặc Điểm Hình Thức Câu Nghi Vấn
Câu nghi vấn được dùng rất nhiều trong giao tiếp và trong đời sống hàng ngày, trong các tác phẩm văn học. Thế nào là câu nghi vấn? Câu nghi vấn là một dạng câu dùng để hỏi ai đó về vấn đề mà bạn cần được giải đáp khi chưa biết hoặc chưa hiểu. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi.
Chức năng của câu nghi vấn là gì? Câu nghi vấn được sử dụng với mục đích là hỏi để được giải đáp điều mình chưa biết, đang thắc mắc hoặc đang băn khoăn muốn tìm câu trả lời. Thông thường, câu nghi vấn sẽ nêu quan điểm của bản thân về một sự vật, hiện tượng nào đó. Quan điểm này thường dựa trên suy đoán và người nói không chắc chắn về câu trả lời.
Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn
Câu nghi vấn có một số đặc điểm hình thức như sau:
- Trong câu có sử dụng những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, tại sao, bao giờ, bao nhiêu, hả, ư, chứ, (có)…không, (đã)…chưa,… hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Ví dụ:
- Bạn đã ăn chưa?
- Anh có thích em không?
- Bạn muốn ăn gì?
- Bạn sẽ chọn nào?
- Bạn đi đâu vậy?
- Bạn biết tại sao không?
- Trong văn bản, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). Ví dụ:
- Bạn có khỏe không?
- Bạn tên là gì?
- Hôm nay là ngày bao nhiêu?
- Mang ngữ điệu nghi vấn, lên giọng ở cuối câu khi phát âm. Ví dụ:
- Bạn có khỏe không? (lên giọng ở chữ “không”)
- Bạn tên là gì? (lên giọng ở chữ “gì”)
- Hôm nay là ngày bao nhiêu? (lên giọng ở chữ “nhiêu”)
Các chức năng khác của câu nghi vấn
Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có một số chức năng khác như sau:
- Dùng để cầu khiến: Câu nghi vấn được dùng để yêu cầu, mời gọi hoặc khuyên nhủ ai đó làm gì. Ví dụ:
- Bạn có thể giúp tôi được không?
- Bạn có muốn đi chơi không?
- Bạn sao không học bài?
- Dùng để khẳng định: Câu nghi vấn được dùng để nhấn mạnh sự thật hoặc ý kiến của người nói. Ví dụ:
- Ai cũng biết trái đất tròn phải không?
- Bạn không thể phủ nhận tình yêu của tôi đúng không?
- Đó là một ý tưởng hay phải không?
- Dùng để phủ định: Câu nghi vấn được dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên, hoài nghi hoặc phản đối của người nói. Ví dụ:
- Bạn không biết tôi là ai sao?
- Bạn không tin tôi à?
- Bạn không thấy tội lỗi sao?
- Dùng để bộc lộ tình cảm: Câu nghi vấn được dùng để thể hiện sự quan tâm, lo lắng, thương yêu, giận dữ, buồn bã,… của người nói. Ví dụ:
- Bạn có yêu tôi không?
- Bạn có cần tôi không?
Những lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn (có ví dụ minh họa)
– Không dùng từ “hoặc” trong câu nghi vấn vì nó sẽ làm sai cú pháp hoặc biến câu nghi vấn trở thành một câu trần thuật.
Ví dụ minh họa:
- Chị quét nhà hoặc em quét nhà → câu này mang ý nghĩa khẳng định chứ không phải là nghi vấn.
- Bạn có thể sử dụng bộ luật dân sự hoặc luật thương mại → tương tự, câu này cũng mang ý nghĩa là khẳng định.
– Nhiều từ có hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng lại không được sử dụng với mục đích là nghi vấn.
Ví dụ minh họa:
- Ai đó đã làm đổ chậu cây của tôi → từ “ai” là đại từ phiếm chỉ chứ không phải là đại từ nghi vấn
– Trong một số trường hợp, ví trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu.
Ví dụ minh họa:
- Khi nào thì anh ấy mới tới? & Anh ấy tới khi nào vậy?→ Với câu hỏi thứ nhất thì ta sẽ hiểu là: thời gian anh ấy tới là khi nào, tức lúc hỏi thì anh ấy chưa xuất hiện. Còn ở câu hỏi thứ hai thì ta sẽ hiểu theo chiều hướng: khi ta hỏi thời gian anh ấy tới là anh ấy đã có mặt và đến đó trước rồi.
Từ nghi vấn trong câu nghi vấn có điểm gì khác so với từ phiếm định
Có nhiều bạn nhầm tưởng rằng cứ trong câu có các từ để hỏi như: gì, đâu, ai,… thì là câu nghi vấn. Thế nhưng tùy vào tình huống hoàn cảnh khác nhau để có thể phân biệt. Trong câu đó là chúng thuộc nhóm từ nghi vấn hay nhóm từ phiếm định. Từ nghi vấn được sử dụng trong câu dùng để thể hiện sự chưa chắc chắn vẫn còn nghi ngờ.
Cần một lời giải đáp cụ thể chi tiết và chuẩn xác từ chủ thể. Đại từ phiếm định được sử dụng để chỉ một nhân vật nào đó không cụ thể. Tại một không gian không được xác định.
Ví dụ như: “ Điều gì đối với tôi bây giờ đều không cần thiết” Chúng khác với câu: “Mày biết điều gì về anh ấy?” Trong câu đầu tiên từ “điều gì” là đại từ phiếm định. Chúng chỉ một sự việc chung chung không cụ thể.
Tuy nhiên trong câu thứ hai từ “gì “ được dùng với mục đích là hỏi. Tùy từng trường hợp mà cách kết hợp từ là từ nghi vấn. Tuy nhiên cũng có trường hợp các kết hợp khác trở thành từ phiếm định.
Những từ: ai, nào, đâu,… đứng sau một số từ phủ định như: “Không, chẳng”. Khi kết hợp chúng lại sẽ tạo thành từ phiếm định Trong một vài trường hợp khác những từ “ai, nào, gì,…” đứng trước và kết hợp những từ như “không, chẳng” lại với nhau tạo thành từ nghi vấn.
Chẳng hạn như: “ Không ai trong lớp muốn chơi với Mai cả?” – “ Ai không thích chơi với Mai?”. Ở đây từ “ai: trong câu đầu tiên là từ phiếm định. Từ “ai” trong câu thứ hai là từ nghi vấn.
Những từ phiếm định hay có các kết cấu đối ứng dễ nhận biết. Cụ thể như: “ai… nấy”, “đâu…. đấy” hay “gì…. nấy”,… Chẳng hạn như: Ai nấy đều chăm chỉ làm bài/ Ở đâu có đồ ngọt ở đấy có ruồi Trong một số trường hợp sau sẽ không phải là câu nghi vấn: các từ lặp lại là “đâu đâu”, “nào nao” hay “gì gì”,… Ví dụ như: “ Nó cứ nói chuyện gì gì ý”, “Nó cứ đi đâu đâu không rõ nữa”
Bài tập Câu nghi vấn
Bài tập 1: Hãy đặt câu nghi vấn cho các tình huống sau:
Tình huống 1: Bạn An nhiều lần không chịu nộp giấy vụn làm cho phong trào thi đua của lớp không đạp danh hiệu lớp tiên tiến.
Tình huống 2: Cô bé bán diêm chết trong đêm giao thừa.
Tình huống 3: Nam đến thư viện cùng Thu nhưng Nam có việc đột xuất phải về trước, về nhà Nam mới nhờ mình mượn sách mà không mang về.
Đáp án bài tập 1:
- Tình huống 1: An có chịu nộp giấy vụn không thì bảo?
- Tình huống 2: Soa hoàn cảnh cô bé bán diêm lại đáng thương đến thế?
- Tình huống 3: Thu mang hộ mấy quyển sách về giúp mình được không?
Bài tập 2: Có thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối những câu sau không? Vì sau?
a ) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
b ) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.
c ) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa.
d ) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
Đáp án bài tập 2:
Chúng ta không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối các câu này bởi vì chúng chưa phải là câu nghi vấn.
Câu a và b tùy có chứa các từ nghi vấn là có…không, tại sao nhưng thực tế, các kết cấu có chứa các từ này chỉ có chức năng làm bổ ngữ cho câu.
Hai câu c, d tuy có chứa từ ai ( ai cũng) nào ( nào cũng) nhưng trong các câu này, các từ ấy không nhằm mục đích để hỏi. Kết cấu kiểu như vậy, trong câu này cũng như trong nhiều trường hợp khác thường mang ý nghĩa khẳng định chứ không phải là câu nghi vấn.
Câu nghi vấn là một loại câu quan trọng và thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp và văn viết. Để sử dụng câu nghi vấn một cách chính xác và hiệu quả, chúng ta cần nắm vững đặc điểm hình thức của câu nghi vấn và các chức năng khác nhau của loại câu này.
Huanluyenantoanlaodong hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về câu nghi vấn và Đặc Điểm Hình Thức Câu Nghi Vấn.