training@safecare.com.vn

[ TÌM HIỂU ] Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ

Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ

Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân để tiếp xúc, chăm sóc và điều trị cho những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 có một vai trò quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm và đảm bảo an toàn cho NVYT, người bệnh khác và cộng đồng. Hãy cùng Safety Care tìm hiểu quy trình mặc đồ bảo hộ trong bài viết sau.

Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ
Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ

PPE là gì?

Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ
Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ

PPE (Personal Protective Equipment) – Thiết bị bảo hộ cá nhân. PPE là thiết bị bảo vệ người dùng trước các rủi ro về sức khỏe hoặc an toàn tại nơi làm việc. Nó có thể bao gồm các mặt hàng như mũ bảo hiểm, găng tay, bảo vệ mắt, quần áo bảo hộ, giày ủng bảo hộ và dây đai an toàn. PPE cũng bao gồm các thiết bị bảo vệ hô hấp (RPE).

Tại sao PPE lại quan trọng?

Nơi làm việc an toàn bao gồm cung cấp các hướng dẫn, thủ tục, đào tạo và giám sát để khuyến khích mọi người làm việc an toàn và có trách nhiệm.

Ngay cả khi các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và hệ thống làm việc an toàn đã được áp dụng, một số nguy cơ vẫn có thể tồn tại. Chúng bao gồm các chấn thương đối với:

  • Phổi: ví dụ như hít thở không khí bị ô nhiễm
  • Đầu và chân: ví dụ như từ vật liệu rơi xuống
  • Mắt: ví dụ như từ các hạt bay hoặc bắn chất lỏng ăn mòn.
  • Da: ví dụ như tiếp xúc với các vật liệu ăn mòn
  • Cơ thể: ví dụ như từ nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh

PPE là cần thiết trong những trường hợp này để giảm rủi ro.

Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ

Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ
Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ

Trình tự mặc phương tiện phòng hộ cá nhân sẽ bao gồm quy trình theo thứ tự gồm 10 bước như sau:
1. Vệ sinh tay
2. Bao giày
3. Vệ sinh tay
4. Mặc bộ quần áo choàng liền quần
5. Vệ sinh tay
6. Đeo khẩu trang
7. Đeo mắt kính bảo hộ
8. Đội mũ
9. Vệ sinh tay
10. Đeo găng tay

Trong quá trình mặc phương tiện phòng hộ cá nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Những trường hợp cần thay khẩu trang thành khẩu trang N95: Người tiếp xúc trực tiếp để khám, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19; Làm thủ thuật; Lấy mẫu
  •  Không sử dụng 2 lớp khẩu trang bao gồm khẩu trang bên trong khẩu trang có hiệu lực lọc cao (như khẩu trang N95 hoặc tương đương).

Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ- Trình tự tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu rời

Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải.

Bước 2: Vệ sinh tay.

Bước 3: Tháo bỏ áo choàng, cuộn mặt trong của áo choàng ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải.

Bước 4: Vệ sinh tay.

Bước 5: Tháo bỏ quần và ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong của quần ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.

Bước 6: Vệ sinh tay.

Bước 7: Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

Bước 8: Vệ sinh tay.

Bước 9: Tháo bỏ mũ trùm bằng cách luồn tay vào mặt trong mũ.

Bước 10: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).

Bước 11: Vệ sinh tay.

  • Loại bộ phòng hộ quần liền áo và mũ

Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải;

Bước 2: Vệ sinh tay.

Bước 3: Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

Bước 4: Vệ sinh tay.

Bước 5: Tháo bỏ mũ, áo, quần. Khi tháo để mặt trong của trang phục lộn ra ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải.

Bước 6: Vệ sinh tay.

Bước 7: Tháo ủng hoặc bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.

Bước 8: Vệ sinh tay.

Bước 19: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).

Bước 10: Vệ sinh tay.

Chú ý: Tháo bỏ trang phục PHCN tại buồng đệm của khu, phòng cách ly.

Quy Trình Mặc Đồ Bảo Hộ- 10 lưu ý khi sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

1. Phương tiện phòng hộ cá nhân chỉ hiệu quả khi áp dụng cùng với những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn khác.

2. Luôn có sẵn phương tiện phòng hộ cá nhân và được bảo quản đúng quy định. Có kiểm tra số lượng hằng ngày để bảo đảm không thiếu phương tiện phòng hộ cá nhân ngay cả trong tình huống khẩn cấp.

3. Nhân viên y tế phải được đào tạo kỹ về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trước khi làm việc. Nội dung đào tạo bao gồm cả mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân.

4. Lựa chọn đúng chủng loại phương tiện phòng hộ cá nhân theo từng tình huống công việc, kích cỡ phù hợp với người sử dụng.

5. Tuân thủ tuyệt đối quy trình mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân.

6. Tuyệt đối không mang trang phục phòng hộ cá nhân trong ngủ, nghỉ, sinh hoạt, ăn uống.

7. Tuyệt đối không phun hóa chất khử khuẩn lên bề mặt trang phục PHCN trong bất kỳ tình huống nào và chỉ tái sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

8. Không mặc bộ trang phục phòng hộ cá nhân cho người bệnh, người nhà người bệnh trong bất kỳ tình huống nào.

9. Phương tiện phòng hộ cá nhân sau sử dụng là chất thải lây nhiễm, phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm.

10. Bộ trang phục phòng hộ cá nhân dạng liên hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch chỉ sử dụng một lần, thải bỏ ngay khi không còn làm việc hoặc đi ra khỏi khu vực có nguy cơ lây nhiễm.

Đối với áo choàng sử dụng lại phải được thay ngay sau khi ra khỏi khu vực cách ly và được thu gom xử lý đúng quy định. Khu vực mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân là riêng biệt. Xử lý tập trung bộ quần áo mặc trong bộ trang phục phòng hộ cá nhân.

Các lỗi sai thường gặp khi mặc và tháo phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Các lỗi khi mặc và tháo khẩu trang

– Thanh kim loại cố định khẩu trang không ở vị trí sóng mũi, dẫn đến hiệu quả cố định khẩu trang kém.
– Nếu sử dụng khẩu trang có hiệu lực lọc cao như khẩu trang N95 hoặc tương đương thì không đeo kèm khẩu trang y tế bên trong.

  • Các lỗi khi mặc và tháo phương tiện phòng hộ cá nhân

– Không tuân thủ đúng trình tự khi tháo bộ phòng chống dịch và vệ sinh tay dẫn đến nguy cơ vấy nhiễm da và trang phục sạch bên trong.
– Không trùm mũ trùm đầu của bộ phòng chống dịch.
– Mặc bộ phòng chống dịch không kín để hở các phần da trên cơ thể (cổ tay, tóc, tai, cổ, mắt cá chân).
Chú ý đến một số lỗi sai thường gặp, người mặc và tháo bỏ đồ bảo hộ cá nhân sẽ giúp chúng ta có thể tự bảo vệ an toàn, kiểm soát lây nhiễm không chỉ cho bản thân mà còn cho người thân và những người xung quanh.

Trên đây là những thông tin về quy trình mặc đồ bảo hộ Safety Care muốn chia sẻ tới bạn hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều điều hữu ích nhé!