training@safecare.com.vn

[ TÌM HIỂU ] Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy

Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy

Làm sao để biết được đâu là một bình chữa cháy dạng bột đạt tiêu chuẩn chất lượng và kiểm tra như thế nào để giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm bình chữa cháy dạng bột này.

Bài viết sau đây của Safety Care về Cách kiểm tra bình bột chữa cháy đơn giản nhất sẽ giúp quý khách hàng có được những thông tin cần thiết để biết cách kiểm tra một bình bột chữa cháy.

Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy- Những thông tin cần biết về bình bột chữa cháy

Cấu tạo

Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy
Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy

– Các bình chữa cháy hiện nay đều được làm bằng thép chịu áp lực. Bình khí đẩy được nối với bình bột bằng một ống xifong. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen…
– Cụm van gắn liền nắp đậy,có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng. Van khoá có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì .
– Đồng hồ áp lực khí đẩy có thể có (bình MFZ – Trung Quốc) hoặc không có (bình MF – Trung Quốc).
– Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su; kích cỡ tuỳ thuộc từng loại bình. ống xifong ngoài có thể cứng hay mềm, chiều dài tuỳ thuộc loại bình.
– Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.

Nguyên lý chữa cháy

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn.

Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy
Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy

Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Công dụng

Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy…

Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Bột chữa cháy có tác dụng gì

Bình bột chữa cháy có nguyên lý chữa cháy là “Làm loãng nồng độ Oxy và hỗn hợp chất cháy” và nó hoạt động như sau:

Bột NaHCO3 trong chất chữa cháy sẽ tác dụng với nhiệt trong đám cháy để sinh ra khí CO2 “làm ngạt” đám cháy. Khí CO2 sinh ra sẽ khiến cho vùng cháy xung quanh nó không đủ Oxy để cung cấp duy trì sự cháy, dẫn tới việc đám cháy tự tắt đi.

Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy
Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy

Vậy khí CO2 sinh ra từ phản ứng hóa học của muối NaHCO3  bị phân hủy khi có tác dụng của nhiệt độ theo phương trình phản ứng sau: NaHCO3 -> Na2CO3 + CO2 + H2O.

Vì NaHCO3 khi bị phân hủy bởi nhiệt sẽ tạo ra Na2CO3 nên khi sử dụng bình chữa cháy dạng bột thì sau khi đã dập tắt được đám cháy sẽ để lại hóa chất cặn từ bột chữa cháy (Na2CO3). Chính những chất hóa học này sẽ làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử do đó, các loại bình chữa cháy dạng bột thường không được sử dụng khi dập tắt đám cháy trong gia đình.

Đây cũng là thông tin giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về bình chữa cháy dạng bột và có sự lựa chọn thích hợp khi mua bình chữa cháy.

Cách nhận biết bình chữa cháy bằng bột

1. Bình bột có đồng hồ đo áp suất ngay trên cổ bình. Trên đồng hồ có kim chỉ 3 mức: đỏ – xanh – vàng. Mức xanh là mức đạt tiêu chuẩn. Mức đỏ là bình bị mất áp suất. Mức vàng là áp suất cao 

2. Kí hiệu trên bình chữa cháy dạng bột thường là : MFZ đối với bình bột dạng BC và MFZL đối với bình dạng bột ABC

3. Trọng lượng bình chữa cháy dạng bột thường nhẹ hơn rất nhiều so với bình chữa cháy khí. Trọng lượng bột thường là : 1kg, 2kg, 4kg, 8kg, và 35kg là bình dạng xe đẩy

4. Loa phun bình chữa cháy bằng bột nhỏ, thon dài và đầu loa bé chỉ bằng hai ngón tay

Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy
Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy

Cách bảo quản bình bột chữa cháy

–Bình bột chữa cháy được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, dễ thấy, dễ lấy; nơi tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và có bức xạ nhiệt mạnh.

– Nếu để bình ở phía bên ngoài cần phải có mái che hoặc đựng trong hộp đựng bình chữa cháy chuyên dụng, tuyệt đối tránh để bình tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao.

– Khi di chuyển bình cần cẩn thận, hạn chế va đập gây nứt, vỡ, hỏng hóc bình.

Cách kiểm tra bình định kỳ bình bột chữa cháy

– Trong quá trình sử dụng bình cần phải kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất theo định kỳ ít nhất là 3 tháng 1 lần.

– Kiểm tra, quan sát bên ngoài bình, xem xét các dấu hiệu han gỉ, nứt, vỡ, cong vênh… ở ngoài vỏ bình, tay xách, van bóp, vòi, loa phun; kiểm tra chốt hãm, kẹp chì còn nguyên vẹn không?

– Kiểm tra lượng khí đẩy trong bình thông qua đồng hồ đo áp suất (áp kế). Khi kim báo áp suất bình không bảo đảm (dưới vạch báo màu xanh) thì cần phải nạp thêm khí đẩy vào bình theo tiêu chuẩn.

– Kiểm tra khối lượng bình bằng cách cân và so sánh với khối lượng ghi trên nhãn mác.

Cách sử dụng

– Đối với loại xách tay: Khi có cháy xảy ra, xách bình tới gần địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5m tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

– Đối với bình xe đẩy:

+ Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.

+ Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

+ Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau), bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Chú ý khi sử dụng bình bột chữa cháy

  • Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí bình cho phù hợp.
  • Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
  • Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
  • Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
  • Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
  • Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

Safety Care hi vọng qua bài viết này sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về cách kiểm tra bình bột chữa cháy.