training@safecare.com.vn

Quy định và hướng dẫn mới nhất về bình cứu hỏa trên xe ô tô

Image

Dự thảo quy định trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô

Bộ Công an đề xuất bỏ quy định ô tô từ 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy, nhưng bắt buộc với xe từ 10 chỗ trở lên. Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Quy định mới về trang bị bình chữa cháy cho xe ô tô

Quy định mới về trang bị bình chữa cháy cho xe ô tô

Đại diện Bộ Công an, đề xuất bỏ quy định bắt buộc có bình chữa cháy với xe ô tô từ 4 chỗ là để phù hợp với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật phòng cháy chữa cháy Bộ đang xây dựng, dự kiến có hiệu lực trong năm 2020.

Cụ thể, dự thảo nghị định quy định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 đến dưới 10 chỗ ngồi thay vì phải có bình chữa cháy thì chỉ cần có hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình cứu hỏa được áp dụng từ 1/2016.

Ô tô từ 4 chỗ trở lên phải có một bình chữa cháy bột loại dưới 4 kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít, hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình chữa cháy khí CO2 loại dưới 4kg.

Trường hợp tài xế không trang bị phương tiện phòng cháy theo quy định sẽ bị phạt tiền 300.000 – 500.000 đồng theo Nghị định 167/2013.

Đọc thêm: Kiến thức về dạng bình chữa cháy CO2

Thời điểm đó đã có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc quy định có khả thi hay không.

Thực tế nhiều chủ ô tô cho biết phải mua bình chữa cháy lắp đối phó với cơ quan chức năng, nhưng cũng lo lắng về xuất xứ của bình chữa cháy. Đã có vụ việc bình chữa cháy để trong ôtô phát nổ.

Vậy có nên trang bị bình cứu hỏa trên ô tô không

Theo ý kiến cá nhân thì việc trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô là cần thiết dù có được quy định trong luật hay không.

Xe ô tô được trang bị nhiều thiết bị điện, sử dụng năng lượng dễ cháy, khi vận hành cũng sinh ra nhiệt lượng cao, còn chưa kể đến các yếu tố môi trường, yếu tố con người ( châm hút thuốc, đấu nối thêm thiện bị điện, các thiết bị gây cháy nổ khác để trong xe )

Cháy xe ô tô

Nói vậy cũng đủ biết trang bị một bình chữa cháy mini cho xe ô tô dù là hạng xe nào cũng không phải là thừa, nó không tốn bao nhiêu tiền, không lấy đi bao nhiêu diện tích nội thất của bạn và chỉ khi có sự cố sảy ra mới biết chiếc bình chữa cháy này quý thế nào.

Cứ xem các video xe ô tô bị cháy được chia sẻ mỗi ngày trên mạng mới thấy hoảng. có lúc thấy chỉ có ít khói bốc lên thôi tài xế đã luống cuống không biết phải làm sao, vì lấy gì mà dập.

Giá như lúc đó có chiếc bình chữa cháy mini cầm tay. Và lý do đưa ra để không trang bị bình chữa cháy trên ô tô là ” Nó tự phát nổ trên xe “. Vậy vì sao bình chữa cháy lại tự nổ trên xe được….

Tại sao bình chữa cháy tự động phát nổ?

Ở nước ta, vào mùa hè nhiệt độ môi trường thường rất cao và nắng nóng mà bình chữa cháy trên ô tô thường chỉ chịu được nhiệt độ khoảng 55 độ C.

Khi đó, nếu bạn lái xe hoặc dừng đỗ xe trong thời gian dài với điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao thì sẽ khiến nhiệt độ bên trong xe lên rất cao.

Vì vậy nếu bạn bảo quản bình chữa cháy trên ô tô sai cách sẽ có thể gây ra tình trạng cháy nổ bình chữa cháy rất nguy hiểm

Bình chữa cháy phát nổ do vị trí đặt không đúng

Khi nhiệt độ môi trường cao, vượt quá mức giới hạn của bình cứu hỏa thì sẽ khiến thể tích chất lỏng trong bình cũng tăng lên. Và đến một thời điểm áp suất trong bình quá lớn sẽ khiến cho bình chữa cháy có thể nổ.

Đặc biệt là đối với xe ô tô thường xuyên phải di chuyển ngoài trời thì nhiệt độ trong xe càng lớn rất dễ gây nổ bình chữa cháy.

Các vị trí không nên đặt bình chữa cháy trên xe ô tô

Các vị trí không nên đặt bình chữa cháy trên xe ô tô

Vì vậy, để bảo quản bình chữa cháy an toàn thì chúng ta không nên đặt chúng ở những nơi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Tuyệt đối không đặt bình chữa cháy ở những vị trí như khay để đồ dưới kính, táp lô trước, góc chữ A, nơi thường xuyên có nhiệt độ cao,… trên ô tô nhằm hạn chế nguy cơ cháy nổ bình chữa cháy.

Một nguyên nhân khiến bình chữa cháy phát nổ là do bạn mua phải bình chữa cháy rởm từ các cửa hàng cung cấp không uy tín, trang bị bị chữa cháy với mục đích đối phó CSGT chứ không vì mục đích bảo vệ. 

Đa phần các loại bình chữa cháy hiện nay được sản xuất với khả năng dù có nhiệt độ cao tác động nhưng bên trong vẫn mát mẻ.

Tuy nhiên, cũng có những loại vỏ bình chữa cháy có khả năng truyền nhiệt lớn sẽ cực kỳ nguy hiểm. Đó chính là lý do khi chọn mua bình chữa cháy bạn nên chọn mua ở cửa hàng uy tín, mua loại bình có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.

Chọn mua và lắp đặt bình chữa cháy cho ô tô như thế nào?

Nên mua số lượng và trọng lượng bình phù hợp với từng loại xe

Đối với ô tô có số lượng chỗ ngồi từ 4 đến 9 chỗ ngồi thì chỉ cần trang bị 1 bình chữa cháy có trọng lượng dưới 4kg hoặc dưới 5 lít.

Đối với ô tô có từ 10 đến 15 chỗ ngồi thì cần trang bị 1 bình chữa cháy có trọng lượng từ 4 – 6kg hoặc 5 – 9 lít.

Đối với ô tô có 16 đến 30 chỗ ngồi thì cần mua 2 bình chữa cháy: 1 bình chữa cháy nhỏ có trọng lượng dưới 4kg hoặc dưới 5 lít và 1 bình chữa cháy lớn hơn có trọng lượng từ 4 – 6kg hoặc 5 – 9 lít.

Đối với ô tô trên 30 chỗ ngồi thì cần mua 3 bình chữa cháy: 1 bình loại nhỏ có trọng lượng dưới 4kg hoặc dưới 5 lít và 2 bình loại lớn hơn có trọng lượng từ 4 đến 6kg hoặc từ 5 đến 9 lít.

Đối với loại sơ mi rơ moóc hoặc rơ moóc chở khách kéo bởi máy kéo hoặc ô tô thì cần trang bị 2 bình chữa cháy: 1 bình loại nhỏ có trọng lượng dưới 4kg hoặc dưới 5 lít và 1 bình loại lớn có trọng lượng từ 4 – 6kg hoặc từ 5 – 9 lít.

Chọn loại bình chữa cháy phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bình chữa cháy khác nhau nên việc lựa chọn loại bình thích hợp để trang bị trên xe là điều cần thiết.

Theo quy định của Bộ Công an, tất cả các phương tiện ô tô đều được yêu cầu trang bị một trong bốn dạng bình chữa cháy gồm: bình CO2, bình nước phụ gia, bình chữa cháy dạng bột, bình chữa cháy dạng bọt.

Đọc thêm: Kiến thức về dạng bình chữa cháy dạng bọt

Tuy nhiên, bình chữa cháy dạng bột và bình chữa cháy dạng CO2 là hai loại bình tốt nhất để trang bị cứu hỏa trên ô tô. Bình chữa cháy dạng nước và dạng bọt vẫn có thể lựa chọn để trên xe tuy nhiên đây không phải là sự lựa chọn tối ưu.

Mỗi loại bình chữa cháy sẽ có những ưu và nhược điểm riêng bởi chúng được cấu tạo bởi các thành phần hóa học khác nhau. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng, nhu cầu và tùy vào từng loại xe thì bạn nên lựa chọn dạng bình chữa cháy phù hợp nhất.

Tốt nhất, trước khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần, chức năng, cách sử dụng của loại bình để lựa chọn được dạng phù hợp nhất với xe của mình.

Nên đặt bình chữa cháy ở đâu trên ô tô? 

Vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước; hoặc hốc để đồ trên cánh cửa.

Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc

Đặt bình chữa cháy kẹp vào ghế xe

Đặt bình chữa cháy kẹp vào ghế xe

Đặt bình chữa cháy dưới gầm ghế xe

Đặt bình chữa cháy dưới gầm ghế xe

Các lưu ý khi sử dụng bình cứu hỏa cho ô tô

Lưu ý khi mua bình chữa cháy

Khi mua bình chữa cháy cho xe ô tô, bạn hãy đọc kỹ thông tin hướng dẫn trên vỏ bình như áp suất làm việc (thông thường là 18Bar), giới hạn nhiệt độ (thường từ 0 đến 60 độ C), kiểm tra chất lượng cụm đầu phun CO2.

Đặc biệt, ngày nay có rất nhiều loại bình chữa cháy được trang bị thêm van an toàn khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định thì van sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo không gây nổ bình.

Ngay sau khi mua bình chữa cháy về để trong ô tô thì bạn nên thử xịt một ít trước để vừa có thể thực hành trực tiếp và vừa giúp giảm áp suất trong bình.

Áp suất bình chữa cháy giảm sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ trên xe. Hạn chế di chuyển bình chữa cháy. Nếu có thì nên di chuyển nhẹ nhàng tránh tình trạng va đập, xóc khiến áp suất trong bình tăng rất dễ gây cháy nổ.

Lưu ý vị trí đặt bình chữa cháy

Hầu hết các bình cứu hỏa dành cho ôtô đều có khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50 – 55 oC.

Do đó, khi đặt bình cứu hỏa trên ôtô, cần tránh không đặt bình ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (xe hatchback), cột A… bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao (có lúc tới 70oC ở trong xe) sẽ làm tăng nguy cơ nổ bình cứu hỏa.

Lưu ý kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy thường xuyên

Bạn nên chú ý tới thời gian sử dụng bình và tình trạng bình còn tốt không. Vì vậy, nên thường xuyên kiểm tra bình chữa cháy theo thời gian mà nhà sản xuất đã quy định.

Đối với bình dạng bột thì thời gian sử dụng tốt nhất là trong khoảng 5 năm. Còn với dạng bình CO2 thì sẽ phụ thuộc vào lượng khí còn ở bên trong bình nên ta có thể kiểm tra bằng cách cân lượng khí còn trong bình.

Trên đây Haiminhgroup đã cung cấp thêm thông tin về Quy định và hướng dẫn mới nhất về bình cứu hỏa trên xe ô tô đến các bạn.