training@safecare.com.vn

Xử Lý Khi Bị Rắn Cắn – Kỹ Năng Vô Cùng Cần Thiết Cứu Sống Bạn Lúc Nguy Hiểm

Cách xử lý khi bị rắn cắn

Theo thống kê cho thấy, tại Việt Nam có hơn 200 loài rắn cư ngụ với khoảng 53 loài là rắn độc. Và trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nhập viện vì rắn cắn tại nước ta.

Trong đó có rất nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc chỉ vì thiếu kiến thức và kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn. Vậy bạn đã có đủ tự tin để sơ cứu cho chính bạn hoặc người thân khi bị rắn cắn chưa?

Cách xử lý khi bị rắn cắn
Cách xử lý khi bị rắn cắn

Phân loại rắn độc và rắn không độc

Nếu chỉ dựa vào hình dạng rắn, những người bình thường (không nghiên cứu chuyên sâu về loài rắn) chỉ có thể nhận biết vài loại rắn quen thuộc là có độc hay không.

Còn lại đều phải dựa vào vết cắn của chúng và các triệu chứng như: dấu răng, mức phù nề, màu sắc vùng da bị rắn cắn,… mới có thể áp dụng  cách sơ cứu phù hợp:

Cách xử lý khi bị rắn cắn
Cách xử lý khi bị rắn cắn

Rắn thường (rắn không độc)

Như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn bông súng,… sẽ không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.

Cách xử lý khi bị rắn cắn
Cách xử lý khi bị rắn cắn

Rắn độc

Có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.

Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

Các biểu hiện khi bị nhiễm độc

Dựa vào triệu chứng toàn thân thì, khi rắn không độc cắn: ít phản ứng tại chỗ, không có phản ứng toàn thân. Rắn độc cắn: khi đã nhiễm độc, nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu… Nếu không kịp thời sơ cứu đúng cách sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Sơ cứu khi bị rắn cắn

Dưới đây là 1 vài bước sơ cứu khi bị rắn cắn cơ bản, hãy đọc và ghi nhớ thật cẩn thận để áp dụng kịp thời khi cần nhé!

  • Bước 1: Đừng di chuyển, bạn có thể rời khỏi phạm vi của con rắn để tránh bị cắn lần 2, nhưng đừng chạy hoặc đi quá xa, vì nếu bạn bị rắn độc cắn, việc di chuyển sẽ đẩy máu về tim càng nhanh hơn. Thay vào đó hãy hít thở sâu để giữ bình tĩnh, và ghi nhớ đặc điểm của con rắn, sau đó mô tả lại giúp mọi người có thể nhận biết nhanh loại rắn nào đã tấn công bạn.
  • Bước 2: Gọi cấp cứu. Chúng ta không có đủ thời gian ngồi “ngâm cứu” xem vết rắn cắn là có độc hay không độc vì nếu chẳng may bạn bị rắn hổ cắn, thời gian để hít thở còn chưa tới 90 phút. Vậy nên hãy kêu thật to hoặc hét lên để những người xung quanh đến giúp bạn, và gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Cách xử lý khi bị rắn cắn
Cách xử lý khi bị rắn cắn
  • Bước 3: Cố định và đỡ vùng bị cắn: buộc garo cách vết cắn khoảng 3-5cm, không buộc lên vết cắn, và giữ vết rắn cắn ngang hoặc thấp hơn tim để tránh tác động chất độc chảy về tim nhanh hơn. Nếu được hãy sử dụng cây hoặc nẹp và buộc cố định quanh vùng bị cắn, chú ý không buộc quá chặt.
  • Bước 4: Cởi bỏ bớt quần áo, trang sức hoặc thắt lưng, cà vạt,… vì vết cắn từ rắn độc gây phù tấy vùng cơ thể xung quanh rất nhanh.
  • Bước 5: Làm sạch vết cắn nhưng không xả nước trực tiếp vào vết cắn. Hãy sử dụng một miếng bông hoặc vải mềm, làm ướt và lau vết cắn nhẹ nhàng, sau đó dán bông băng sạch lên trên.
Cách xử lý khi bị rắn cắn
Cách xử lý khi bị rắn cắn
  • Bước 6: Đợi xe cấp cứu, hoặc nhờ đưa đến trung tâm y tế gần nhất để các y bác sĩ thực hiện sát trùng và chữa trị cho bạn. Tuyệt đối không tự ý sơ cứu khi bị rắn cắn bằng cách rạch, hút máu, chườm đá, sát trùng hay đến các thầy thuốc không uy tín để chữa trị, những việc trên chỉ khiến vết thương trở nên nghiêm trọng và khó xử lý hơn.

Nếu bạn bị rắn cắn trong khu vực hoang sơ, ít người, hãy giữ bình tĩnh – đây là điều cực kỳ quan trọng vì bạn càng hoảng loạn, lo sợ thì nhịp tim càng tăng cao, gây kích động chất độc chảy về tim nhanh hơn. Thực hiện các thao tác sơ cứu như làm sạch, cố định vết thương và chờ người đến giúp đỡ.