training@safecare.com.vn

[ TÌM HIỂU ] Nghị Định 79 Về PCCC

Nghị Định 79 Về PCCC

PCCC là công tác an toàn không còn xa lạ với hầu hết mọi người. Pháp luật PCCC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, bởi nó là công cụ để bảo vệ bản thân, gia đình và cả những người xung quanh. Trong bài viết này, cùng Safety Care tìm hiểu các nội dung cơ bản trong nghị định 79 về pccc nhé!

PCCC là gì?

Nghị Định 79 Về Pccc
Nghị Định 79 Về Pccc

PCCC là một cụm từ cấu tạo bởi 2 vế là phòng cháy(PC) và chữa cháy(CC). Nó cũng đã thể hiện được ý nghĩ chủ yếu của nó.

  1. Phòng cháy ở đây là sự phòng ngừa và ngăn chặn những tình huống cháy nổ xảy ra.
  2. Còn chữa cháy là chỉ công tác xử lý khi đã xuất hiện tín hiệu cháy nổ. 

PCCC là việc làm vô cùng quan trọng mà mọi người điều cần biết. Trong công tác PCCC cần sự phối hợp của cả người dẫn lẫn người có nghiệp vụ nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại khi tình trạng cháy nổ xảy ra.

PCCC là nhiệm vụ của toàn xã hội từ cá nhân đến tổ chức, doanh nghiệp. Vậy nên để có thể nắm rõ được các biện pháp phòng chống hiệu quả bạn cần tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để trang bị cho mình những kiến thức về PCCC chính xác nhất.

Lợi ích của PCCC và những lưu ý

Trên đây bạn đọc đã hiểu rõ phần nào về định nghĩa PCCC là gì. Dưới đây cùng điểm qua những lợi ích mà PCCC mang lại và lưu ý của nó:

Lợi ích của PCCC

PCCC đóng vai trong nòng cốt trong đời sống – xã hội hiện nay. Sự cố cháy nổ là những sự cố xảy ra rất thường xuyên và khó có thể lường trước được.

Nó không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về người. Vậy nên để hạn chế cháy nổ xảy ra cần phải biết cách phòng chống trước, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại mà cháy nổ mang lại.

Và việc trang bị, sở hữu một kiến thức tốt và một hệ thống PCCC là không thể thiếu. Hệ thống PCCC sẽ mang những lợi ích sau:

  • Giúp mọi người có thể yên tâm sinh hoạt và học tập. 
  • Bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, gia đình và mọi người xung quanh.
  • Sẽ kịp thời xử lý nếu có cháy nổ xảy ra.
  • Tạo thế chủ cho bản thân khi có đầy đủ kỹ năng, kiến thức và thiết bị phòng cháy chữa cháy.

 Ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy

Nghị Định 79 Về Pccc
Nghị Định 79 Về Pccc
  • Chủ Động Nắm Bắt Tình Huống Khi Xảy Ra Cháy

Có sự hiểu biết về các phương pháp phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp bạn có thể chủ động nắm bắt được tình hình, cách phòng tránh cháy nổ. Trong tình hình xảy ra hỏa hoạn có thể bình tĩnh xử lý, đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như người thân.

  • Gắn Kết Cộng Đồng

Không chỉ hạn chế rủi ro không mong muốn, phòng cháy chữa cháy còn mang ý nghĩa tích cực đó là để con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau. Qua các buổi tập huấn không chỉ nâng cao kiến thức cần thiết về phòng chống cháy nổ mà còn giúp mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.

  • Giúp Hạn Chế Thiệt Hại Về Người Và Của

Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại.

Bằng cách tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh được những trường hợp xấu xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiết hạn về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội

Bên cạnh đó, có kiến thức, sự am hiểu thông tin về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng cơ hội cháy nổ để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.

Khái niệm luật phòng cháy chữa cháy- Nghị Định 79 Về Pccc

Nghị Định 79 Về Pccc
Nghị Định 79 Về Pccc

Luật phòng cháy và chữa cháy là đạo luật quỳ định về các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Luật phòng cháy và chữa cháy được ban hành là nhằm tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trất tự an toàn xã hội.

Trước đó hình thức văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất là Pháp lệnh quy định việc quản lí nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy được ban hành từ năm 1961.

Nghị Định 79 Về Pccc- Một số điểm mới của Nghị định 79/2014/NĐ-CP

Về những điểm mới, khác với các Nghị định trước đây, chương I của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP chỉ có 04 điều quy định chung, trong đó có Điều 3 quy định cụ thể về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về PCCC.

Theo đó, quy định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, ngành học.

Các quy định về phòng cháy được thể hiện tại Chương II của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, bao gồm 16 điều (từ Điều 5 đến Điều 20). Các quy định tại chương này là sự cụ thể hóa Luật PCCC và đồng thời đã thay thế hoàn toàn những quy định về phòng cháy tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP.

Trong đó, một số quy định mới cần lưu ý như: Lần đầu tiên quy định về cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC (Điều 5) là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định của pháp luật, bao gồm các cơ sở thuộc Phụ lục I của Nghị định này. Đây chính là khái niệm về cơ sở được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật PCCC.

Tiếp đó, Điều 6 quy định về cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn PCCC được quy định tại Phụ lục II. Cùng với đó, từ Điều 7 đến Điều 11 là các quy định về điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở; đối với khu dân cư; đối với hộ gia đình; đối với phương tiện giao thông cơ giới; đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn.

Riêng các quy định tại Điều 11 là những điểm rất mới trong Nghị định này, theo đó đã chỉ rõ các điều kiện an toàn về PCCC đối với công trình cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên cũng như các điều kiện đối với nhà khung thép mái tôn. Các quy định này đã phần nào đáp ứng thực tiễn đang đòi hỏi hiện nay.

Liên quan đến hoạt động thẩm duyệt thiết kế về PCCC, tại Nghị định này đã quy định cụ thể từ Điều 12 đến Điều 17 với nhiều điểm mới cần phải nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện. Tại Phụ lục IV của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã quy định danh mục dự án, công trình do Cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Danh mục các cơ sở này đã có sự thay đổi đáng kể so với quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 46/2012/NĐ-CP).

Cơ quan Cảnh sát PCCC có trách nhiệm xem xét, trả lời về giải pháp PCCC đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch, hồ sơ thiết kế cơ sở; chấp thuận địa điểm xây dựng công trình; thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC; kiểm định thiết bị, phương tiện PCCC; kiểm tra an toàn về PCCC trong quá trình thi công xây dựng; kiểm tra nghiệm thu về PCCC theo thẩm quyền.

Đối với hoạt động kiểm tra an toàn về PCCC, Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn về nội dung kiểm tra an toàn về PCCC, theo đó kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC, về trách nhiệm PCCC v.v… đều theo quy định của Luật PCCC, Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các quy định của pháp luật có liên quan, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC.

Chương III với các quy định về chữa cháy, là sự cụ thể hóa các quy định của Luật PCCC về chữa cháy. So với các văn bản hướng dẫn trước đây, trong nội dung này, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã có những điểm mới về xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.

Do đó, tại Điều 21 của Nghị định này đã tiếp tục đề cập đến những vấn đề mới của Luật PCCC về phương án chữa cháy, bao gồm các yêu cầu và nội dung cơ bản của phương án chữa cháy; trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy; chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy.

Nghị định này cũng giao cho Bộ Công an quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án của Cảnh sát PCCC; quy định thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan khi Cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức xây dựng phương án chữa cháy; quy định chế độ thực tập phương án chữa cháy của Cảnh sát PCCC.

Nghị Định 79 Về Pccc- Đánh giá chung

Nghị định 79/2014/NĐ-CP tập trung vào cụ thể hóa điều kiện phòng cháy cho các cơ sở, đối tượng. Chẳng hạn như quy định có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới; quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với hộ gia đình vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh…

Đặc biệt, Nghị định đã bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC là: nhà trọ, trường tiểu học, THCS; nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình; cửa hàng tiện ích…

Việc bổ sung các cơ sở như nhà trọ, chi tiết hóa các cơ sở giáo dục… sẽ giúp việc phòng cháy được sát sao hơn. Vì thực tế là hiện nay các cơ sở này luôn có nhiều người học tập, sinh hoạt, ngay sát các khu dân cư. Nhiều nơi lối ra vào khá hẹp, không có lối thoát hiểm…, do đó, cần chú trọng đến phòng cháy để hạn chế sự cố cháy và thiệt hại do cháy gây ra.

Ngoài ra, điểm đáng chú ý của Nghị định 136 là bỏ quy định phương tiện từ 4-9 chỗ ngồi phải trang bị bình chữa cháy. Theo quy định mới, phương tiện từ 4-9 chỗ ngồi chỉ cần tuân thủ điều kiện hoạt động đã được kiểm định, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên xe bảo đảm an toàn PCCC.

Công tác PCCC không chỉ là nghĩa vụ của cá nhân mà nó là nghĩa vụ cả cộng đồng. Thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy sẽ giúp ngăn chặn các vụ việc đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, doanh nghiệp và khu chung cư cần thực hiện đúng và đủ các quy định về PCCC. Đó vừa là cách bảo vệ mọi người xung quanh và cũng là cách bảo vệ bản thân. Safety Care hi vọng với những chia sẻ liên quan đến nghị định 79 về pccc giúp bạn hiểu hơn về PCCC và các quy định PCCC.